Thông tin liên hệ
- 0949 319 769
- thuyhungphat68@gmail.com
1. Đến đúng giờ
Đối với hầu hết mọi người, đến công sở đúng giờ là chuyện đương nhiên. Nhưng vẫn có một số người không nhận ra rằng, đến muộn không chỉ gây ấn tượng xấu mà còn ảnh hưởng bất lợi tới cả ngày làm việc hôm đó. Các chuyên gia về nghề nghiệp cho rằng, việc đến đúng giờ hoặc sớm hơn một chút sẽ giúp ích cho tư duy của bạn trong cả ngày và cải thiện cảm giác về sự trọn vẹn đối với ngày làm việc đó.
2. Dành vài phút để hít thở sâu
Đa số mọi người cảm thấy bận rộn và vội vã vào đầu giờ sáng. Sau khi lo đưa con cái đến trường, họ cuống cuồng đến cơ quan rồi lao ngay vào công việc. Tuy nhiên, cách bắt đầu này không hiệu quả. Tốt hơn hết, bạn nên bắt tay vào công việc mỗi sáng ở công sở với tốc độ từ tốn, dành vài phút để hít thở sâu và tĩnh tâm. Như vậy, đầu óc bạn sẽ ổn định và tĩnh tâm hơn, đảm bảo kết quả làm việc trong ngày tốt hơn.
Ảnh minh họa
3. Ăn sáng đầy đủ
Bữa sáng chính là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Ăn sáng khoa học, hợp lý, đủ dinh dưỡng sẽ giúp bạn không chỉ có cơ thể cân đối mà còn cung cấp đầy đủ năng lượng để bạn giải quyết công việc bận rộn trong cả ngày.
4. Bắt đầu với một bàn làm việc gọn gàng
Có thể bạn phải tiếp tục những công việc còn để lại từ ngày hôm trước, nhưng hãy cố gắng bắt đầu mỗi ngày mới bằng sự gọn gàng, ngăn nắp và sạch sẽ để tạo cảm giác mới mẻ. Hãy dành ra vài phút để sắp xếp lại các loại giấy tờ, tài liệu, màn hình máy tính… Loại bỏ những thứ không còn cần thiết, đặt những thứ cần nhất vào vị trí dễ lấy. Việc này bạn cũng có thể làm từ chiều hôm trước để tránh mất thời gian vào buổi sáng.
5. Không để cảm xúc và tâm trạng chi phối
Nếu bạn là người thường cảm thấy uể oải và kém hứng khởi vào buổi sáng, hãy cố giữ một thái độ tích cực khi đến văn phòng. Để khắc phục cảm xúc và tâm trạng kém tích cực này, hãy thử uống cà phê, có thể là 2-3 cốc cũng được. Nếu bạn giữ bộ mặt buồn bã vào buổi sáng, không chỉ năng suất làm việc của bạn cả ngày bị ảnh hưởng mà điều đó còn ảnh hưởng tới cả những đồng nghiệp xung quanh.
6. Tổ chức ngày làm việc
Thời gian đầu ngày là lúc tốt nhất là bạn đánh giá các ưu tiên và tập trung vào những công việc đứng đầu danh sách. Nếu bạn bắt đầu bằng những nhiệm vụ không quan trọng, đến cuối ngày bạn sẽ “bù đầu” với những việc cần kíp chưa làm xong. Hãy lên một danh sách những việc cần làm, hoặc cập nhật danh sách từ ngày hôm trước, và theo sát danh sách đó.
7. Thể hiện sự tỉnh táo và linh hoạt
Không hiếm người đến văn phòng với bộ mặt còn ngái ngủ. Các chuyên gia cho rằng, sự uể oải mỗi buổi sáng sẽ làm giảm năng suất làm việc trong ngày. Đặc biệt, nếu bạn là nhà quản lý, nhất thiết bạn cần xuất hiện ở cơ quan mỗi sáng bằng sự tỉnh táo và linh hoạt để sẵn sàng có sự giao tiếp tốt với cấp dưới. Giao tiếp bằng ánh mắt, nở nụ cười, chào hỏi… sẽ tạo sự hứng thú không chỉ cho bạn mà cả những người xung quanh khi bắt đầu ngày làm việc.
8. Kiểm tra công việc với đồng nghiệp
Mỗi nhóm làm việc dành 5-10 phút mỗi sáng để trao đổi công việc là cách hiệu quả để bắt đầu một ngày làm việc mới. Trong những cuộc họp ngắn như thế, mọi người nêu ưu tiên công việc cho ngày và chia sẻ những thông tin quan trọng. Cách này giúp mọi người biết được ưu tiên công việc của nhau, đồng thời tạo sự kết nối trong nhóm.
9. Nhắc nhở bản thân về mục đích chính trong công việc
Nếu mỗi buổi sáng, bạn nhắc lại với bản thân về mục đích chính trong công việc, bao gồm những mục tiêu bạn muốn đạt được, bạn sẽ càng có động lực để hoàn thành công việc trong ngày.
10. Không để các bức email làm phân tâm
Đây có lẽ là một việc khó đối với nhiều người, nhưng các chuyên gia khuyên bạn không nên kiểm tra email vào ngay đầu giờ mỗi buổi sáng. Nếu bạn làm vậy, hãy chỉ đọc và trả lời những bức thư khẩn. Nếu sa đà vào từng email một, bạn sẽ mất nhiều thời gian và bị phân tâm bởi những vấn đề có thể không phải là quan trọng.
11. Thực hiện những cuộc gọi và gửi các bức email quan trọng
Nếu bạn cần phải liên lạc với ai trong ngày hôm đó, hãy gọi điện hoặc gửi email cho họ vào đầu giờ sáng. Nếu bạn để đến giữa ngày, rất có khả năng họ đã rời văn phòng và bạn sẽ hỏng việc.
12. Tranh thủ đầu óc còn tỉnh táo
Nhiều người cảm thấy não bộ của họ hoạt động tốt nhất và buổi sáng, và buổi sáng là khi họ làm việc sáng tạo, hiệu quả nhất. Bởi thế, hãy xem xét xem bạn có thể tranh thủ đầu óc tỉnh táo vào mỗi sáng để làm những công việc đòi hỏi nhiều tư duy nhất trong ngày hay không.
13. Thay đổi một vài trật tự
Một số người thích nhìn nhận và làm mọi việc theo trật tự và thói quen, trong khi những người khác thích sự đa dạng và thay đổi. Tuy nhiên, buổi sáng là lúc bạn có thể thay đổi một vài thói quen cũ, chẳng hạn chuyển sang một chỗ ngồi mới nếu có thể. Những thay đổi nhỏ như vậy có thể sẽ giúp bạn cảm thấy giàu năng lượng hơn và làm việc hiệu quả hơn.
14. Lên kế hoạch nghỉ giữa buổi sáng
Một cuộc giải lao giữa buổi sáng là thời gian để bạn phục hồi năng lượng và duy trì đà làm việc cho thời gian còn lại của ngày làm việc.
Nguồn tin: Forbes
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn:
Những tin cũ hơn: