Thông tin liên hệ
- 0949 319 769
- thuyhungphat68@gmail.com
Sự phát triển sẽ ngưng trệ ở nơi thiếu vắng sự sáng tạo, dù đó là trong một tổ chức, công ty hay quốc gia.
Mọi thứ tài nguyên trên thế gian dù nhiều đến mấy, khai thác dần cũng cạn kiệt. Chỉ có một thứ tài nguyên ai cũng có nhưng càng dùng, càng có nhiều hơn, đó là khả năng tư duy sáng tạo – cội nguồn của mọi của cải và thành công. Tạo ra một ý tưởng sáng tạo có thể tạo ra bước ngoặc quyết định định hình tương lai sự nghiệp của con người. Thành công ngày nay không còn chỉ là vấn đề chăm chỉ mà đòi hỏi sự cần mẫn cùng tư duy sáng tạo để mang lại những cải tiến tối đa và liên tục về năng suất, chất lượng và hiệu quả, bằng những giải pháp đột phá.
Cho đến cuối thế kỷ 20 nhân loại đã trải qua ba giai đoạn phát triển hay theo tên gọi mà Alvin Toffler đề xuất là “ba làn sóng”. Đó là làn sóng phát triển nông nghiệp từ phương thức sống săn bắt hái lượm, chuyển sang làn sóng phát triển công nghiệp và được nối tiếp bằng kỷ nguyên thông tin. Bước sang thế kỷ 21, thế giới chuyển qua một giai đoạn mới mà theo đề xuất của Viện Nghiên cứu Namura, Nhật Bản là làn sóng thứ tư – làn sóng tập trung vào sự sáng tạo với tính đặc trưng của công nghệ tạo ra ý tưởng mới (Ideas Engineering) và sáng tạo ra các khái niệm mới (Concepter). Thế kỷ 21 sẽ là thế kỷ mà quyền lực trí tuệ sẽ thống trị xã hội. Tương lai một xã hội sáng tạo sẽ bùng nổ và ngự trị tất cả.
Thế giới không ngừng biến động buộc chúng ta phải luôn ở tư thế sẵn sàng để đương đầu, vượt qua mọi sự thay đổi trong và ngoài dự đoán. Quá trình toàn cầu hóa mang đến nhiều cơ hội đồng thời cũng đặt con người trước nhiều thách thức gay gắt từ sự cạnh tranh toàn cầu. Cuộc đua đến thành công trong thời đại toàn cầu hóa và cạnh tranh gay gắt được quyết định bởi những ý tưởng sáng tạo, tư duy mới, cách làm mới, công nghệ mới và biết cách phát huy sức mạnh vô hình từ những cơ hội chưa được sinh ra. Tư duy sáng tạo, lòng kiên trì và sức lao động bền bỉ là những yếu tố thiết yếu để giải quyết mọi vấn đề phát sinh, là năng lực cạnh tranh chủ yếu, điều kiện quyết định mọi thành công. Sự sáng tạo không có giới hạn, thời đại mới đang tạo vô vàn cơ hội cho những ý tưởng sáng tạo.
Trong thời đại hiện nay điều tạo nên sự khác biệt về giá trị của mỗi người, mỗi tổ chức và cả quốc gia là sự độc đáo và sáng tạo trong cách nghĩ, cách làm. Người chỉ huy chiến trường ra quyết định thiếu sáng tạo sẽ đưa đoàn quân đến thảm bại, càng không thể nói đến chuyện lấy yếu thắng mạnh, lấy ít thắng nhiều. Trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế trên thế giới kéo dài, sản xuất kinh doanh của hàng loạt công ty lớn nhỏ bị đình trệ, thua lỗ, phá sản, nhưng cũng có nhiều công ty đã phát triển vượt bậc nhờ những ý tưởng sáng tạo khác thường. Chính “nan đề” toán học tồn tại từ hàng thế kỷ đã tạo cơ hội cho thành công vang dội của nhà toán học trẻ Ngô Bảo Châu.
(Ảnh minh họa)
Mỗi vấn đề phát sinh là thành tố của một hệ điều kiện nhất định, khác nhau về thời gian, không gian, con người, tình thế. Nhận thức rõ sự khác biệt sẽ có nhiều cơ hội thành công hơn là chỉ nhìn thấy những điểm giống nhau và cố gắng vận dụng kinh nghiệm cũ vay mượn hay vay mượn từ đâu đó một giải pháp có sẵn. Nói cách khác là không thể áp dụng máy móc một giải pháp có sẵn nào đó vào bất cứ nơi đâu như cài đặt một thiết bị. Kinh nghiệm rất đáng tham khảo, nhưng nó chỉ đúng trong hoàn cảnh nhất định nào đó, trong khi thế giới thì không ngừng biến động. Những suy luận dựa trên kinh nghiệm tích lũy được thường chỉ thích hợp với một hoàn cảnh nhất định, nhưng lại là “cái bẫy” rất hấp dẫn, vì tạo cảm giác an tâm do nó từng giúp đạt kết quả tốt trong quá khứ. Còn đối với “cái bẫy mô hình tốt”, Shozo Hibino & Gerald Nadler cảnh báo: “Sao chép mô hình chỉ khiến ta tụt hậu thêm. Vì đối thủ sẽ cải tiến xa hơn và đi trước lần nữa. Điều cần không chỉ là đủ sức cạnh tranh mà còn phải vượt trội, để làm được điều đó, cần phải có tư duy đột phá”.
Nguồn tin: sưu tầm
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn:
Những tin cũ hơn: