Thông tin liên hệ
- 0949 319 769
- thuyhungphat68@gmail.com
Những hoài bão lớn….
Từ những ngày đầu lập nghiệp, trong mỗi doanh nhân đã nung nấu một hoài bão, một ước mơ. Theo năm tháng, ước mơ ấy càng rõ hơn và hiện thực hơn khi doanh nghiệp được lèo lái dưới những cánh tay vững chải lướt sóng, để đưa doanh nghiệp đến với bến bờ vinh quang.
Chúng ta chỉ ngại những doanh nhân thiếu ước mơ cháy bỏng, thiếu khát khao làm giàu chính đáng, ở đó họ sẽ thiếu tinh thần thép trong chiến đấu, sức trẻ và sức lửa, không đủ để hoạch định những bước đi khôn ngoan trong cuộc cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt. Và lúc đó họ sẽ đành nhường bước, chia tay sớm với cuộc chơi thú vị nhưng đầy cam go và thử thách. Doanh nhân thiếu hoài bão là nguyên nhân chính của việc thiếu tầm nhìn dài hạn cho doanh nghiệp.
Một đất nước lớn mạnh là đất nước có được nhiều người có hoài bão, ước mơ. Chúng ta không thiếu những doanh nhân Việt Nam có hoài bão lớn, chúng ta có quyền tin về một viễn cảnh, nơi mà tất cả những doanh nhân tâm huyết sẽ cùng góp trí tuệ, dồn sức mạnh, đồng tâm gánh vác sứ mệnh làm giàu cho đất nước, cho con người Việt Nam.
Xem thêm:
Ảnh minh họa
Trí tuệ doanh nhân
Doanh nhân trẻ thời đại là lớp doanh nhân có trí tuệ, được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp hơn. Xin nói thêm trí tuệ doanh nhân không chỉ hoặc không hẳn có được từ nhà trường đại học, hay yêu cầu họ phải là những cử nhân, thạc sĩ… Mà chính họ, những người khát khao làm chủ, làm giàu, họ sẽ cập nhật kỹ năng làm lãnh đạo, tham gia nhiều khóa huấn luyện bài bản, tự rèn luyện bản thân và trải nghiệm thực tiễn, trí tuệ một phần được hình thành như vậy.
Doanh nhân trí tuệ là lớp doanh nhân dám nghĩ, dám làm, dám chấp nhận thách thức, dám đón nhận rủi ro. Họ biết dự báo tình hình, thời cuộc, quyết đấu tranh với chính bản thân mình và vượt qua đối thủ cạnh tranh bằng những giải pháp thị trường sáng tạo. Họ ngẩn cao đầu trong thất bại và hạnh phúc trong vinh quan. Một thế hệ doanh nhân trẻ Việt Nam giải quyết sự việc bằng khoa học và giảm dần sự phụ thuộc của cảm tính cá nhân.
Một lớp doanh nhân nhạy cảm với nhu cầu của cuộc sống, thấu hiểu nhu cầu và đáp ứng cho những nhu cầu đó. Như vậy là họ đã làm giàu cho đất nước. Trí tuệ lại một lần nữa giúp doanh nhân nhạy bén hơn, năng động hơn, hiện đại hơn. Những kỹ năng kinh doanh được hình thành dễ dàng hơn, giúp cho công việc thuận lợi hơn. Chúng ta không còn lo lắng với kiến thức thương mại quốc tế hay kỹ năng kinh doanh toàn cầu. Cộng thêm vào đó là tính quyết liệt vì sự tồn tại của doanh nghiệp mình trên thị trường thế giới, lúc đó Việt Nam sẽ có những thương hiệu toàn cầu, công ty toàn cầu.
Ảnh minh họa
Tầm nhìn doanh nghiệp
Thế hệ doanh nhân trẻ Việt Nam cần có tầm nhìn dài hạn hơn. Hạn chế trong tầm nhìn sẽ bất lợi trong chiến lược phát triển lâu dài của doanh nghiệp, của cộng đồng doanh nghiệp, của thương hiệu doanh nghiệp và cả thương hiệu quốc gia (nếu được hiểu thương hiệu doanh nghiệp có mối quan hệ hữu cơ, tác động đến thương hiệu quốc gia).
Mỗi doanh nhân nên một lần nghiêm túc trả lời câu hỏi: “Doanh nghiệp của mình sẽ đi đâu và về đâu?”. Thọat nghe thì đơn giản, nhưng thật sự không đơn giản khi tìm câu trả lời. Nếu có sẵn câu trả lời trong trí của doanh nhân thì thật quá tốt, nhưng tuyệt vời hơn nữa là câu trả lời đó được viết ra, được chia sẻ cho cán bộ công nhân viên công ty, để họ cùng với “sếp” thiết lập một “con đường” kinh doanh. Câu trả lời trên mặc nhiên sẽ là một dạng tầm nhìn của doanh nghiệp. Thế là tầm nhìn được thiết lập.
Tùy mỗi doanh nhân, vời mức độ hoài bảo, ước mơ, tùy vào niềm tin, mức độ nhạy cảm trong kinh doanh sẽ có tầm nhìn “xa, gần” khác nhau. Tầm nhìn xa gần là cơ sở của việc thiết lập chiến lược ngắn, trung, dài hạn. Để “con thuyền” (doanh nghiệp) cập bờ bến vinh quan thì thuyền trưởng phải có tầm nhìn, định hướng vượt những cơn sóng mà không bị lạc vào vùng biển lớn mênh mông.
Tâm sự với nhiều doanh nhân trẻ, chúng tôi nhận thấy còn khá nhiều doanh nhân đã và đang chưa có tầm nhìn cho doanh nghiệp của mình, do vậy ở đó không có chiến lược cho doanh nghiệp họat động. Nhiều khi doanh nghiệp đã “sống” được vài năm, nhưng bản thân doanh nhân cũng chưa rõ tầm nhìn.
Phần lớn khi doanh nghiệp mới thành lập, doanh nhân canh cánh một điều là làm sao doanh nghiệp mình tồn tại và từng bước phát triển. Để tồn tại, mỗi doanh nhân phải lèo lái cho doanh nghiệp của mình trải nghiệm vài ba năm, thế là thời gian nhìn lại, không biết tiếp theo phải làm gì khi chưa có định hướng hoạt động rõ ràng để công ty phát triển mang tính bền vững hơn.
Một điều nữa cũng thường gặp là mỗi doanh nhân chúng ta đều sẵn sàng trả lời là “công ty tôi có chiến lược hoạt động rõ ràng”, nhưng khi tìm hiểu mới được biết rằng, thật sự có, nhưng ngoàii sếp, không ai biết vì chiến lược không được chia sẻ. Khi đó, nhân viên trong công ty không trả lời được câu hỏi ngày mai công việc họ sẽ như thế nào.
Và rất nhiều việc xảy ra trong công ty, vì không được định hướng để cùng phát triển. Lúc đó các doanh nhân hết sức vất vả phải lo nhiều hơn vấn đề nhân sự. Đừng nghĩ nhân viên đi làm chỉ vì lương mỗi tháng, mà họ cần được tôn trọng, được ghi nhận, được động viên. Và chia sẻ tầm nhìn phát triển của “sếp” là một "lời" động viên to lớn mà họ cần phải có.
Ảnh minh họa
Cộng trí tuệ, vượt tầm cao
Doanh nhân trẻ Việt Nam, một thế hệ doanh nhân đoàn kết để cộng trí tuệ, vượt tầm cao. Mỗi doanh nhân tạo ra một giá trị nhỏ, nhưng một nhóm doanh nhân, một lớp doanh nhân, một thế hệ doanh nhân sẽ tạo ra một giá trị cực kỳ to lớn cho đất nước, cho con người Việt Nam.
Nước ta đã gia nhập WTO, đồng nghĩa với điều đó là nước ta mở cửa rộng hơn, nhiều nhà đầu tư lớn của nước ngoài vào nước ta, họ đến từ nhiều quốc gia trên thế giới, với tư cách là nhà đầu tư, tìm thị trường, họ hi vọng sẽ chiếm lĩnh một thị trường đầy tiềm năng với hơn 80 triệu dân.
Áp lực cạnh tranh trong bối cảnh mới chắc hẳn phải thay đổi, hàng loạt cơ hội và thách thức mới được đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam. Đứng trước ngưỡng cửa hội nhập đầy thách thức, một thế hệ trẻ doanh nhân sẽ thành công khi họ biết cộng trí tuệ, hợp tác, góp cùng sự nhiệt huyết thành công, với sức trẻ và được năm tháng rèn luyện bản lĩnh, họ là niềm tự hào của Việt Nam trong kinh doanh tiếp cận với thị trường thế giới.
Tác giả: Nguyễn Tân
Nguồn tin: Văn hóa Doanh nhân
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn:
Những tin cũ hơn: