XT18 | Doanh nhân Lê Diệp Kiều Trang: “Học giỏi không có nghĩa là làm việc giỏi!”


Thứ năm - 05/01/2023 08:29
Theo doanh nhân Lê Diệp Kiều Trang, nhiều sinh viên giỏi ra trường đã không thể trở thành những thủ lĩnh giỏi, mà phải nhường vị trí này cho những bạn có chuyên môn không mạnh bằng nhưng có thể tập hợp nhiều người giỏi.

Một thời gian trước, giới kinh doanh và khởi nghiệp công nghệ ở Việt Nam đổ dồn sự quan tâm tới cái tên Lê Diệp Kiều Trang – người được chỉ định là nữ giám đốc mới của Facebook tại Việt Nam năm 2018.

Lê Diệp Kiều Trang sinh năm 1980, là cựu học sinh Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong, cô đỗ thủ khoa vào ngôi trường này và đồng thời cũng là thủ khoa đầu ra của trường.

Tốt nghiệp cấp 3, Kiều Trang giành những suất học bổng lớn ở các trường đại học danh giá nhất thế giới như Oxford (Anh), Học viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ).

Năm 1998, cô nhận học bổng học dự bị đại học 2 năm tại Anh. Đến năm 2000, cô giành học bổng ĐH Oxford (Anh). Tốt nghiệp đại học chuyên ngành kinh tế và quản trị, Trang tiếp tục giành học bổng thạc sĩ. Và tiếp tục tốt nghiệp thủ khoa thạc sĩ kinh doanh tại Mỹ.

Cựu giám đốc của Facebook tại Việt Nam
Lê Diệp Kiều Trang được cộng đồng khởi nghiệp trong nước gọi là “cô gái vàng” của làng khởi nghiệp. Lê Diệp Kiều Trang đã từng có rất nhiều chia sẻ về giáo dục, về học hành, về tuổi trẻ và việc khám phá ra đam mê thực sự của bản thân.

“Mấy đứa học giỏi thường ra đời không thành công bằng người ta” là nỗi ám ảnh của không ít học trò giỏi khi sắp ra trường.

Tôi cho rằng người thành công thì không nên để mình nghèo, nhưng đừng gói gọn ước mơ của mình chỉ trong hai chữ “làm giàu”. Hãy sống một cuộc sống tham vọng hơn cả hai chữ “làm giàu” đó.

Cuộc sống cần có nhiều người với những khả năng khác nhau, mỗi người sẽ ngồi vào vị trí khác nhau và thành công theo cách của riêng mình. Vậy nên điều quan trọng là các bạn hãy thật trung thực với năng lực của mình. Hãy đừng vì niềm ngưỡng mộ tài năng của người khác mà bắt mình phải đánh đổi cuộc sống vốn không dành cho mình.

Ở Việt Nam, rất nhiều lãnh đạo các tập đoàn lớn đều xuất thân từ nhóm học sinh ưu tú được học bổng đi du học ở những nước phát triển. Nhưng thước đo thành công không chỉ là giàu. Những bác sĩ đầu ngành, những nhà khoa học, nhà nghiên cứu giỏi… đều xuất thân từ khối trường chuyên lớp chọn.

Để làm việc hiệu quả, thành công, IQ cũng chỉ là một phần, vì vậy không có nghĩa ai thông minh, học giỏi sẽ thành công.

Nhưng người học giỏi ít nhất là có một vài lợi thế. Ví dụ, khi bắt đầu đi làm, sinh viên giỏi ít nhất sẽ là người có kiến thức vững vàng hơn và có khả năng tư duy sáng tạo tốt hơn.

Tại sao có người học kém ra đời lại thường kiếm tiền giỏi, lên sếp lớn?
Lê Diệp Kiều Trang – cựu Giám đốc Facebook Việt Nam. Ảnh: Facebook nhân vật
Học giỏi không có nghĩa là làm việc giỏi.
Lê Diệp Kiều Trang
Nếu chỉ lo tập trung chuyên môn mà coi nhẹ thu thập kỹ năng xã hội thì khó lòng có thể vươn lên làm lãnh đạo.

Nhiều sinh viên giỏi ra trường đã không thể trở thành những thủ lĩnh giỏi, mà phải nhường vị trí này cho những bạn có chuyên môn không mạnh bằng nhưng có thể tập hợp nhiều người giỏi.

Rất nhiều học trò giỏi trong môi trường giáo dục ở Việt Nam thường là người “học giỏi thụ động” chỉ có khả năng trình bày lại những kiến thức được học một cách đầy đủ nhất, chứ không có khả năng ứng dụng kiến thức được học để phân tích, giải quyết một vấn đề thực tế hoặc sáng tạo ra sản phẩm, tìm ra nguyên lý mới.
Tại sao có người học kém ra đời lại thường kiếm tiền giỏi, lên sếp lớn?
Tại sao những đứa trẻ "hư", "ngỗ ngược" ra đời lại thành công, làm sếp, giàu có hơn các bé chăm ngoan, học giỏi, sống trong gia đình quá nề nếp?
Rất ít người thần tượng những nhân vật khác như mẹ Teresa hay nhà khoa học Stephen Hawking… Điều này phản ánh hết sức chân thật động lực của giới trẻ nằm ở ước mơ làm giàu. Tuy không sai, nhưng còn khá hạn hẹp và có thể chính điều này vô tình cản trở các bạn vươn đến ước mơ làm giàu.

Ước mơ làm giàu không sai, nhưng thường không đủ mạnh để đưa họ đi xa. Ngược lại, những ước mơ trong sáng nhất dành cho khoa học, công nghệ làm thay đổi thế giới như Tesla, Apple… sẽ vượt qua mọi giới hạn của sức tưởng tượng, của không gian và thời gian, đẩy nhân loại đi về phía trước.

Việt Nam không thể giàu mạnh được nếu giới trẻ chỉ ngưỡng mộ những nhân vật hào nhoáng trong phim Hàn Quốc Những người thừa kế (The Heirs) được.


Tại sao có người học kém ra đời lại thường kiếm tiền giỏi, lên sếp lớn?
Bạn đã từng nghe về việc những đứa trẻ học kém ở trường nhưng sau này lại ngồi vào được vị trí đáng mơ ước chưa?

Những học sinh, sinh viên học kém, cá biệt thường hiếm khi thấy mặt trên thư viện, ít đạt được thành tích nổi trội ở trường và thường có những kỹ năng chẳng chút hữu dụng với môi trường giáo dục tiêu chuẩn. Nhưng trên đường đời, họ lại là nhóm dễ thành công, sớm nổi tiếng, có địa vị và kiếm tiền nhiều hơn những sinh viên giỏi. Vì sao vậy?
Tại sao có người học kém ra đời lại thường kiếm tiền giỏi, lên sếp lớn?
Thời học trò chuyên học dốt chuyên đi “ké bài”, lớn lên làm sếp… (Ảnh minh họa: Internet).
Học sinh giỏi luôn lo lắng về thành tích điểm số
Với nhiều học sinh giỏi, điểm số là biểu hiện của thành công. Họ cho rằng đạt điểm cao là một thành tựu. Tuy nhiên, điểm số chỉ thể hiện bạn có năng lực – thành công theo thước đo của trường học. Còn trường đời thì chưa chắc.

Bố mẹ luôn khuyến khích con cái mình hãy học thật giỏi để ra trường kiếm được công ăn, việc làm ổn định. Họ không nhận ra một sự thật hiển nhiên rằng: một tấm bằng giỏi không hề đảm bảo cho một sự nghiệp thành công hay một cuộc đời hạnh phúc. Có rất nhiều kỹ năng, yếu tố khác đưa đến thành công của một người, ngoài điểm số hay năng lực học tập.

Học sinh dở không quan tâm đến điểm số, cũng không quan tâm đến sự thừa nhận của người khác. Họ có những việc khác để làm ngoài bài tập về nhà. Nhóm học sinh học hành không xuất sắc có vẻ không thích cắm mặt vào sách vở và thường dành thời gian rảnh rỗi theo cách mình muốn như chơi thể thao, chơi nhạc, nhảy, chơi game…

Theo các nhà tâm lí học, các học sinh giỏi thường không có thời gian nghỉ ngơi vì luôn căng thẳng về mặt tâm lí. Vấn đề này kéo dài cả khi các em trưởng thành. Những học sinh giỏi năm xưa luôn cảm thấy lo lắng vì phải đáp ứng sự kì vọng của những người khác để đạt thành tích về điểm số.
Tại sao có người học kém ra đời lại thường kiếm tiền giỏi, lên sếp lớn?
Học sinh giỏi thường bị áp lực về điểm số ở trường.
Người học giỏi, dẫn đầu thành tích ở trường thường gặp khó khăn khi đối diện với thất bại. Mỗi sai lầm nhỏ nhất đều bị họ coi như vấn đề lớn. Nhưng học sinh kém thường quen với việc nhận điểm kém hay điểm tốt. Với họ, điểm kém (thất bại) không phải là tận thế. Do đó khi lớn lên, họ có khả năng giải quyết căng thẳng tốt hơn và lấy lại tinh thần sau khi mắc sai lầm. Đồng thời họ cũng sáng tạo hơn, thực tế hơn.

Và thực sự, điểm kém không có nghĩa là thiếu thông minh…
“Bất cứ ai cũng đều là thiên tài. Nhưng, nếu bạn đánh giá một con cá bằng việc bắt nó leo cây, nó sẽ sống cả đời với niềm tin mình là kẻ ngu xuẩn”, Albert Einstein từng nói. Không ai nên bỏ học bởi rõ ràng các môn như ngôn ngữ, toán, âm nhạc và giáo dục thể chất rất hữu ích. Vấn đề là có rất nhiều điều khác cần thiết cho cuộc đời thật lại bị bỏ qua.

Có nhiều kiểu thông minh khác nhau và điểm số chỉ đo được rất ít trong số đó. Điểm trung bình của một học sinh không đánh giá được mức độ thông minh cảm xúc hay khả năng lãnh đạo, cũng như khả năng sáng tạo và giải quyết vấn đề. Nó cũng không đánh giá được khả năng đoán trước các nhu cầu tiêu dùng, nhu cầu xã hội một người.

Nó không phản ánh khả năng làm việc nhóm hay mức độ chịu áp lực, vượt qua xung đột. Tất cả những điều này cực kỳ quan trọng để một người đạt được thành công trong cuộc sống và hầu như không hề chấm điểm được.

Điểm số và các bài kiểm tra chỉ đánh giá được khả năng trả lời câu hỏi và ghi nhớ thông tin, không có gì khác.


Họ không làm mọi thứ một mình
Nhiều học sinh giỏi tuân thủ nguyên tắc: “Nếu bạn muốn hoàn thành việc gì thì hãy tự làm”. Họ quen với việc tự làm mọi việc, tự lực tự cường, kiểm soát tất cả.

Trong khi đó, học sinh kém lại tận dụng người khác để có thứ mình muốn. Khi trưởng thành, người luôn tự cho bản thân mình là xuất sắc nhất, luôn chỉ hài lòng khi tự tay làm mọi việc sẽ khiến bản thân kiệt sức, trong khi người khác biết cách phân chia nhiệm vụ cho những người khác.

Những sinh viên học giỏi, luôn đạt điểm cao trong mỗi kì thi thường là những người giỏi, cái tôi cao, không dựa dẫm vào người khác. Ngược lại, sinh viên học kém luôn có những phương thức của riêng họ trong việc sử dụng kiến thức của người khác để vượt qua kì thi.

Có những người bị cộp mác “học sinh cá biệt”, thường xuyên “ăn” điểm thấp trong trường học, khi ra đời lại thể hiện khả năng thích ứng, thích nghi với môi trường đáng kinh ngạc, vượt xa những người bạn chăm học, suốt ngày ngồi bàn đầu.

Doanh nhân Lê Diệp Kiều Trang: “Học giỏi không có nghĩa là làm việc giỏi!”

Không ngại chơi với nhiều đối tượng, có những mối quan hệ đa dạng
Chúng ta đều biết rằng mạng lưới quan hệ đem lại vô vàn lợi ích. Những sinh viên giỏi thường “kén bạn” và chỉ chơi với một nhóm nhất định “cùng đẳng cấp”. Trái lại, nhóm học sinh, sinh viên trung bình lại thoải mái trong việc kết bạn với tất cả mọi người và cũng thường không để bản thân bị gò bó trong giảng đường.

Họ dành thời gian để thiết lập nên mạng lưới quan hệ rộng, và đôi khi họ tìm được những cơ hội học hỏi, làm giàu từ chính đó. Và có vẻ, cũng vì thế nên họ nhanh nhạy thông tin hơn những người bạn chỉ chăm chăm vào học.


Không nghĩ phức tạp, đề xuất những giải pháp đơn giản trúng mục tiêu
Sinh viên học kém không bao giờ phức tạp hóa vấn đề. Họ tìm kiếm những giải pháp sáng tạo, trực diện và đơn giản cho mọi câu hỏi đặt ra. Còn sinh viên học giỏi vì trong đầu có cả kho “kinh thư” nên thường khá phức tạp khi nhìn nhận sự việc hoặc tìm lời giải cho vấn đề.

Ngay cả tỷ phú Bill Gates còn từng nhấn mạnh rằng, ông không bao giờ để ý đến điểm số khi thuê người làm việc cho mình mà đề cao khả năng “tìm ra những con đường dễ dàng nhất để thực hiện công việc”.


Va chạm “trường đời” sớm, nhiều kỹ năng sống hơn hẳn người học giỏi
Doanh nhân Lê Diệp Kiều Trang: “Học giỏi không có nghĩa là làm việc giỏi!”
Những sinh viên học lực trung bình dường như dễ mở lòng kết bạn với mọi người hơn nhóm sinh viên giỏi.
Thông thường một sinh viên năng lực học tập không nổi trội không phải bận tâm quá đến việc leo lên các nấc thang bằng cấp, học thuật như một lộ trình danh vọng định sẵn. Họ sớm tìm việc sau khi đã tốt nghiệp và có trải nghiệm thực tế trong thị trường lao động. Chính bởi họ đã bắt đầu làm việc từ rất sớm và tích góp được những kĩ năng nền tảng quan trọng là một kho báu vô giá, giúp ích rất nhiều cho việc gây dựng sự nghiệp riêng của họ sau này.

Tiếp xúc với môi trường làm việc sớm cũng giúp những người này nhận ra được điểm mạnh cũng như điểm yếu của mình, từ đó nhanh chóng xác định được mục tiêu, công việc phù hợp với bản thân. Chính vì vậy, họ trở nên gai góc, bản lĩnh hơn trước những sóng gió của cuộc đời.

Thực tế không một ai có thể tận dụng được toàn bộ kiến thức ở trong trường, phần lớn kinh nghiệm chúng ta đến từ những trải nghiệm thực tế. Những người bạn đồng trang lứa chăm ngoan của họ nhận ra điều này muộn màng hơn nhiều.

Họ nắm được điểm mạnh, điểm yếu của từng người, từ đó tập hợp thành một tập thể đoàn kết, có khả năng bổ trợ cho những thiếu sót của nhau. Và sau cùng, sức mạnh tập thể luôn lớn hơn sức mạnh cá nhân.

Một ví dụ điển hình là những người học kém nhưng có gan làm giàu, sau này thường “chơi lớn”, thiếu tiền thì mượn tiền đầu tư mở công ty riêng, thuê những giỏi về làm thuê cho mình và rồi phất lên…

Nguồn tin: Theo Dân trí, Kenh14

CHIA SẺ:

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn:

Những tin cũ hơn:

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây