XT18 | Cổ nhân dạy “Thất bại là mẹ thành công”: Vậy thành công là gì của thất bại?


Thứ bảy - 24/09/2022 00:01
Cuộc sống không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió, sẽ có lúc thăng lúc trầm, lúc thành công lúc thì thất bại, ngọt bùi xen lẫn đắng cay. Tuy nhiên, có vượt qua được hay không, điều này còn phụ thuộc vào mỗi người.
Đừng coi thất bại là tảng đá ngáng đường bạn tiến tới thành công, hãy coi đó là đòn bẩy để giúp chúng ta đột phá, là ngọn đèn soi sáng con đường ấy. Muốn thành công, người ta cần phải có sự kiên trì, nhẫn nại, không bao giờ gục ngã.

Xem thêm: Tại sao nói “Thất bại là mẹ thành công”?
  • Người xưa có câu: “Ai chiến thắng mà không hề chiến bại?/ Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần”. Đời người vốn rộng lớn vô cùng, không phải lúc nào cuộc sống cũng bằng phẳng. Dù những người thành đạt nhất cũng không tránh khỏi đôi lần thất bại lẫn đắng cay. Tuy nhiên, chính sự thất bại đã khiến con người trường thành, tích lũy kinh nghiệm và vững vàng đi tới thắng lợi.
  • Vì thế, cổ nhân mới dạy rằng “Thất bại là mẹ thành công”. Thất bại ở đây là những lần vấp ngã, khi công việc của chúng ta gặp khó khăn, không có kết quả tốt như chúng ta vẫn mong đợi. Thế nhưng thành công thì ngược lại. Thành công có nghĩa là đạt được kết quả như mình mong muốn, hoàn thành công việc ấy một cách thuận lợi và tốt đẹp.
 
Đừng coi thất bại là tảng đá ngáng đường bạn tiến tới thành công, hãy coi đó là đòn bẩy để giúp chúng ta đột phá, là ngọn đèn soi sáng con đường ấy. Ảnh minh họa
  • Mẹ là người sinh ra con cái, nhờ có mẹ thì mới có con, cũng như phải có thất bại thì mới có thành công. Câu nói “Thất bại là mẹ thành công” mang ngụ ý rằng, đừng nản lòng trước thất bại mà phải học tập, rút kinh nghiệm sau những lần vấp ngã, nó sẽ dạy chúng ta đạt được kết quả cao hơn
  • Thoạt nghe câu nói này có vẻ mâu thuẫn với nhau, nhưng sau một hồi suy ngẫm ta mới thấy được rằng, câu tục ngữ này lại rất liên kết với nhau. Nguyên nhân bởi sau mỗi lần thất bại, ta sẽ tìm ra được nguyên nhân khiến bản thân sai lầm, từ đó rút ra được kinh nghiệm quý báu, giúp ta tránh được những sai lầm này về sau.
  • Đối với những người sợ thất bại, điều này hoàn toàn không đúng, bởi vì họ không ý chí để vươn lên, lúc nào cũng chỉ muốn mình sống trong cuộc đời an toàn, không phạm sai lầm thì đó là người ảo tưởng, hèn nhát. Còn những người khi gục ngã mà dũng cảm đứng dậy, họ là người mạnh mẽ, tương lai sẽ thành công. Chỉ có như thế, câu tục ngữ này mới có giá trị, ý nghĩa với họ.
  • Vậy, tại sao phải kiên trì bền bỉ trước những khó khăn thất bại? Cuộc sống khó tránh khỏi những khó khăn. Khi làm một việc lớn, khó khăn lại càng lớn. Khó khăn có thể do chủ quan hoặc khách quan gây ra. Khi ngã lòng thì sẽ thất bại hoàn toàn, mất hết ý chí, ảnh hưởng đến công việc và cuộc đời. Ngược lại, nếu vững vàng, lấy thất bại làm bài học để rút kinh nghiệm thì cuộc sống sẽ ngày càng tốt đẹp. Thất bại cũng là động lực để chúng ta tiếp tục tìm tòi, học hỏi. Những người có khao khát học hỏi, khám phá thế giới thường có lòng tự trọng rất cao và không chịu đầu hàng trước số phận.
 
Bản thân những người thành công luôn cố gắng trau dồi, rèn luyện bản thân để chinh phục được những mục tiêu mà mình đề ra. Ảnh minh họa
  • Không có sự thành công nào là đến một cách dễ dàng. Bản thân những người thành công luôn cố gắng trau dồi, rèn luyện bản thân để chinh phục được những mục tiêu mà mình đề ra. Cũng không có thành công nào là mãi mãi, khi đã thành công rồi chúng ta cũng không nên tự thỏa hiệp mà dễ dàng ngủ quên trên chiến thắng của ngày hôm qua.

Vậy, thành công là gì của thất bại?
“Thất bại là mẹ thành công”, thế nhưng nhiều người lại thắc mắc rằng thành công là gì của thất bại?
  • Trong quá trình tuyển dụng, phỏng vấn là một phần quan trọng. Nếu muốn vào bất kỳ đâu làm việc, ai trong số chúng ta cũng phải trải qua những cuộc phỏng vấn cả lớn lẫn nhỏ. Vậy, làm cách nào để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng? Để tránh lúng túng, nhiều ứng viên có thói quen chuẩn bị trước những câu trả lời quan trọng.
  • Thế nhưng hiện tại, nhiều nhà tuyển dụng đã không còn đi theo lối mòn phỏng vấn ngày xưa, họ sẽ đặt ra những câu hỏi lạ lùng, thậm chí là vô cùng hóc búa trong buổi phỏng vấn để kiểm tra chính xác phản ứng của các ứng viên.
  • Hạ Vi là một sinh viên vừa mới tốt nghiệp và đang tìm việc làm. Sau nhiều lần cố gắng, cuối cùng cô cũng nhận được lời mời phỏng vấn từ một công ty lớn. Trong cuộc phỏng vấn này, Hạ Vi nhanh chóng vượt qua các vòng kiểm tra chuyên môn và kỹ năng công việc, cùng với 2 ứng viên khác bước vào vòng phỏng vấn cuối cùng.

Người làm nên đại sự sẽ biết giữ trong mình trạng thái bình tĩnh, an nhiên và bất động trước khó khăn, thử thách. Ảnh minh họa
  • Trong vòng phỏng vấn này, người phỏng vấn đưa ra một câu hỏi duy nhất rằng: “Người xưa có câu, thất bại là mẹ của thành công, vậy thành công là gì của thất bại?”. Nghe xong, một nam ứng viên trẻ tuổi nhanh chóng đứng lên nói: “Thất bại là mẹ của thành công, vậy thì thành công đích thị là con của thất bại”. Người phỏng vấn lắc đầu và ra hiệu cho anh chàng ngồi xuống.
  • Người thứ hai là một người đàn ông trung niên, sau một lúc suy nghĩ người này trả lời: “Tôi không biết đáp án là gì. Thế nhưng tôi nghĩ quý công ty đang cố tình làm khó chúng tôi. Câu hỏi của quý công ty hoàn toàn vô nghĩa. Tôi còn có cuộc phỏng vấn khác cần tham gia, tôi xin phép ra về trước”. Nói xong, người này quay lưng bỏ đi luôn khiến người phỏng vấn lắc đầu bất lực.
  • Cuối cùng chính là Hạ Vi, cô trả lời rằng: “Thành công là từ trái nghĩa của thất bại”. Nghe xong câu trả lời của Hạ Vi, người phỏng vấn lập tức vỗ tay to xem chừng rất tâm đắc.
  • Thực tế, trong cuộc sống nhiều người cứ thích quan trọng hóa vấn đề. Một câu hỏi đơn giản nhưng họ có xu hướng biến nó thành phức tạp, thành ra cuối cùng lại không biết phải giải quyết như thế nào. Người làm nên đại sự sẽ biết giữ trong mình trạng thái bình tĩnh, an nhiên và bất động trước khó khăn, thử thách.
Xem thêm:
CHIA SẺ:

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn:

Những tin cũ hơn:

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây