Thông tin liên hệ
- 0949 319 769
- thuyhungphat68@gmail.com
Chủ nhân của chúng là một đại gia Hải Phòng nổi tiếng với thú vui “lạ” này là Bùi Xuân Hải (tức hải “đồ cổ”), không những được lưu truyền như giai thoại về độ gàiu có thủa xưa mà còn nổi danh với những ý tưởng táo bạo, khác người, điển hình là thú vui dát vàng cho bộ gốm sứ trong nhà vô cùng đẹp mắt.
Mỗi sản phẩm khi ra đời đều trải qua các chu trình đổ khuôn cốt bằng tay như những sản phẩm gốm sứ thông thường. Sau khi có gốm thành phẩm, các nghệ nhân sẽ tiến hành vẽ vàng rồi hấp ở nhiệt độ trên 850 độ C. Tất cả các công đoạn kéo dài tới gần 2 tháng. Đối với những sản phẩm đặc biệt, đòi hỏi độ tinh tế, tỉ mỉ thời gian có thể lên tới nửa năm từ lúc đổ khuôn cho tới khi được dát vàng lung linh.
Để làm được mái trần dát 1,5 kg vàng này đòi hỏi rất kỳ công.
Bộ ly chén óng ánh sắc vàng
Chén rượu hoàng gia
Tượng phật bà là tác phẩm "Hải đồ cổ" yêu thích nhất
Vàng ròng “nhảy múa” trong nhà
Không màng tới sự “lên đỉnh” của giá vàng thế giới cũng như trong nước, ông Nguyễn Đức Lượng, Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Tổng Giám đốc một công ty bất động sản vẫn “mạnh tay” dát 60 cây vàng cho ngôi nhà vườn tại xã Tân Dân (Chí Linh, Hải Dương).
Khuôn viên nhà chính rộng 5.000 m2, để biến những cái ao cũ thành quả đồi nhân tạo, chủ nhân ngôi nhà đã cho người tát cạn nước, phun hàng nghìn khối cát làm nền rồi đổ cả trăm xe đất sỏi chở từ rừng về tạo “da thịt”, “vóc dáng”. Cầu kỳ nhất vẫn là ngôi nhà gỗ khổng lồ. Ngoài hai tường hồi, toàn bộ nhà , từ vì kèo, cửa vách, hoành phi, câu đối, những tiểu tiết nhỏ nhất được làm bằng gỗ lim già. Ngôi nhà có 49 cột gỗ cỡ đại. Đặc biệt còn có tầng hầm kiên cố bằng xi măng bên dưới cũng đủ 49 cột, mỗi cột ứng với một cột gỗ bên trên.
Khắp nơi trong ngôi nhà gỗ là những liễn đối dát vàng lấp lánh, bằng chữ nho, với nội dung ca ngợi một con người có công với nước, dù đã về bên kia thế giới, song vẫn để lại tiếng thơm lâu bền.
Những chiếc đỉnh, những hình rồng phượng, hoa lá chim muông trên khắp ngôi nhà, rồi những chiếc đao xếp thành hàng, võng lọng nằm im lìm đều toát ra màu vàng lấp lánh, cực kỳ thâm nghiêm, trang trọng. Riêng ban thờ tổ rất lớn, vàng dát kín xuống đến tận chân đế.
2. Nội thất làm bằng gỗ quý
Bộ sập gỗ bạc tỷ của "tỷ phú chơi ngông"
Chủ nhân của chiếc sập bạc tỷ này là anh Trần Đức Thuấn (một đại gia trong làng sản xuất gỗ Hà Thành) vẫn được bạn bè hài hước gọi bằng biệt danh “tỷ phú chơi ngông”, bởi những đam mê sáng tạo những tác phẩm gỗ lạ và độc. Để sở hữu chiếc sập có giá lên tới 2 tỷ đồng anh phải mất hơn 2 năm để đi khắp Bắc-Nam sưu tầm gỗ quý và thêm ròng rã mấy tháng trời để hoàn thiện.
Chiếc sập dài 2 mét, cao 80 cm không cầu kỳ, kiểu cách nhưng lại toát lên vẻ sang trọng với màu vàng óng đẹp mắt. Nhưng điều hút mắt người xem nhất đó chính là vô vàn những họa tiết đan xen ngay trên một mặt cắt nhỏ. Cái đẹp ấy đối với người bình thường đã là choáng ngợp, nhưng với người am hiểu về ngành gỗ còn thấy kỳ diệu hơn nhiều. Bởi, những họa tiết ấy chính là dấu tích ngẫu hứng của người nghệ sĩ thiên nhiên trên những thân cây gọi chung là nu.
Hoa văn cầu kỳ đẹp mắt
Màu sắc vàng óng gây choáng ngợp người nhìn
Bộ bàn ghế Tứ linh "độc"
Bộ bàn ghế gồm đầy đủ hình dáng long, lân, quy, phụng được làm từ gốc cây cẩm lai (chi gỗ quý còn có tên khác là sưa, trắc, là loài quý hiếm, thể hiện màu sắc lạ kỳ tạo nên bởi các vân thớ) thuộc sở hữu của một đại gia ở Nghệ An.... Theo vị chủ nhân thì gốc rễ gỗ quý khổng lồ để làm bộ bàn ghế này được mua về từ Campuchia vào thập niên 90 của thế kỷ trước.
Cụ thể, trong bộ bàn ghế Tứ linh này, "Long" là chiếc ghế trường kỷ đầu rồng dài tới 2m, rộng 0,9m và cao 1,2m. "Lân" là gốc gỗ cẩm lai được chế tác thành ghế tựa có hình kỳ lân cao 1,3m, rộng 1,2m. "Quy" là một chiếc bàn rất chắc chắn dài tới 2,4m. "Phụng" cũng là chiếc ghế tựa có hình chim phượng cao 1,4m. Ước tính, lượng gỗ để tạo ra những sản phẩm độc đáo này lên tới 7 khối.
Vung tiền chơi ngọc nghiến
Ngọc nghiến được coi là biểu tượng của sự giàu sang phú quý, thể hiện “đẳng cấp” của người sở hữu, đem lại nhiều may mắn, tài lộc. Theo thời giá thị trường, ngay trên “đất nghiến” nổi tiếng vùng hạ lưu sông Đà ở Quỳnh Nhai (Sơn La), Tủa Chùa (Điện Biên) thì giá bộ bàn ghế ngọc nghiến “bèo” nhất cũng phải nửa tỷ đồng. Các bộ sập bằng ngọc nghiến có giá từ 800 triệu đến 1,8 tỷ đồng, bàn ghế (tùy từng loại 6 món hay 9 món) có giá từ 300 triệu đến trên dưới 1 tỷ đồng, tùy từng chất “ngọc”…
3. Mốt chơi nhà gỗ bạc tỉ
Ngôi nhà gỗ giá trăm tỷ ở Nghệ An
Tọa lạc tại xã Nghi Phú (Vinh, Nghệ An), ngôi nhà nằm trên khuôn viên gần 4.000 m2, bao quanh là dãy tường rào kiên cố cao gần 3m, xây dựng rất công phu, ốp tới 5 loại đá. Đỉnh lợp bằng ngói vảy tráng men lượn sóng như con rồng khổng lồ vây lấy khuôn viên. Mỗi viên ngói vảy lợp trên tường rào có giá 2.500 đồng, tổng số tiền để xây tường rào ngót nghét 2 tỷ đồng.
Ngôi nhà được cất từ 2.000 m3 gỗ đinh hương, giáng hương và cẩm lai. Nhiều người hiểu biết trong ngành xây dựng đều khẳng định, để dựng được căn nhà gỗ đó, gia chủ phải đầu tư không dưới 50 tỷ đồng Việt Nam.
Nhà gỗ sưa 50 tỷ ở Bắc Giang
Chủ nhân của ngôi nhà được làm toàn bộ bằng gỗ sưa đẳng cấp là ông Khổng Trọng Bình ngụ tại thành phố Bắc Giang. Đây là ngôi nhà ba gian làm bằng gỗ, thiết kế khá cầu kỳ được chủ nhân dựng trong mảnh vườn nhỏ núp sau những ngôi nhà cao tầng.
Được trang trí, chạm trổ nhiều hoạ tiết, hoa văn tinh tế với 24 cây cột trước sau đều tăm tắp, trên mỗi cây cột hiện lên đường vân uốn lượn như những mảng mây huyền ảo, bồng bềnh. Hai đầu của cây xà vượt được chạm trổ thành hình đầu rồng hướng về hai bên, ngoài ra còn rất nhiều hoa văn tinh xảo được bố trí hài hòa tạo nên vẻ đẹp hoài cổ. Tất cả đều toát một màu đen ánh hồng, khi mới bước vào có thể cảm nhận được mùi hương gỗ lan toả nhè nhẹ trong không gian.
4. Thú chơi cây cảnh
Cây sanh có giá chục tỷ
Cây sanh “mâm xôi con gà” tự nhiên được coi là đẹp nhất Việt Nam hiện nằm ở xóm Kẻ Mui, xã Giai Xuân (huyện Tân Kỳ, Nghệ An). Rất nhiều đại gia cây cảnh có tiếng "lăm le" bỏ hàng chục tỷ đồng tìm mọi cách để sở hữu “tác phẩm tuyệt mỹ” này. Nhiều đại gia cây cảnh do chưa mua được cây sanh “độc nhất vô nhị” này nên đang có ý định mua cả khu đất bao quanh để làm sở hữu riêng.
Những cây cảnh có giá bạc tỷ
Vườn cây cảnh của anh Bảo ở Tây Hồ, Hà Nội có nhiều chậy cây tiền tỷ trưng bày trước cửa biệt thự, có nhiều loại cây quý hiếm, tuổi đời hàng trăm năm. Giá của mỗi chậu cây tuỳ theo từng loại đều không dưới một tỷ đồng.
Sanh lá móng, loài cây dòng họ được khai thác từ trên núi, trị giá khoảng 1,6 tỷ đồng.
Tùng dáng xiêu, cây có dáng hơi hiếm, trị giá khoảng 50.000 USD.
Tùng cối, cây có giá tới hơn 1 tỷ đồng.
5. Chiêm ngưỡng kiệt tác rồng bạc tỷ của đại gia Việt
Nhà sưu tập và chơi đá cảnh Vũ Hưng Long - người đang sở hữu tác phẩm “Rồng Việt” được chê tác từ khối đá mã đáo, một loại ngọc số 1 ở Việt Nam nặng 1,8 tấn, dài 3,3m được xem là một trong những tác phẩm đá nghệ thuật rồng đá bán quý lớn nhất Việt Nam hiện nay.
Để có được thế uốn lượn tự nhiên hệt dáng rồng đang thăng theo mẫu hình tượng rồng thời Lê Nguyễn, nhóm thợ trạm khắc phải mất 11 tháng mới hoàn thành tác phẩm. Không chỉ được chế tác trên chất liệu đá bán quý mà tác phẩm này còn độc đáo bởi đường nét và vân đá tự nhiên trên tác phẩm, có thể xếp vào hàng độc nhất vô nhị ở nước ta.
6. Những món đồ cổ triệu đô
Ngoài những ‘bịch” vàng miếng được chế tác từ mấy trăm năm trước và vô số cổ vật bằng gốm, đồng, với đủ các chủng loại như: Trống, vò, tiền hay rễ cây hoá thạch, chuỗi hạt trai… thì trong số hơn 15.000 cổ vật mà ông Phạm Xuân Long đã phải cất công sưu tầm trong gần 40 năm qua ở các miền Trung-Nam-Bắc, còn có những đồ vật “độc” và cực kỳ quí hiếm. Theo đánh giá của một số “ông trùm” đồ cổ, “bèo” nhất cũng không dưới 1 triệu USD/món như: Tượng Chăm; tượng trâu nằm; Linga bằng vàng; rồng Chăm bằng bạc…
Tượng trâu nằm bằng vàng trắng, có trọng lượng trên 3kg, được làm từ Thế kỉ thứ 6.
Tượng Chăm ra đời từ thế kỉ 9-11, trị giá ước trên 2 triệu USD
Tượng rồng cổ Chămpa được làm bằng bạc
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn:
Những tin cũ hơn: