XT18 | Tư Vấn Thiết Kế Sân Vườn Tiểu Cảnh


Thứ bảy - 20/06/2015 10:02

Tư Vấn Thiết Kế Sân Vườn Tiểu Cảnh

Tiểu cảnh trong nhà phố không chỉ đơn thuần là những chậu hoa, những cây kiểng đẹp được bài trí hợp lý trong nhà mà cần nhiều đến khả năng tổ chức và bài trí của bạn để mang đến nhiều chất thiên nhiên vào nhà. Đó có thể là những khúc gỗ, những viên sỏi, những hòn đá cuội và ánh đèn nhẹ nhàng cho không khí trong ngôi nhà thêm êm dịu và thoải mái.
Tiểu cảnh trong nhà
Tiểu cảnh không chỉ góp phần tạo điểm nhấn cho không gian mà còn giúp cuộc sống của bạn thêm trong lành, xanh mát, để bạn trút bỏ cái bụi bặm và vội vã của cuộc sống hiện đại.
Tiểu cảnh trong nhà phố không chỉ đơn thuần là những chậu hoa, những cây kiểng đẹp được bài trí hợp lý trong nhà mà cần nhiều đến khả năng tổ chức và bài trí của bạn để mang đến nhiều chất thiên nhiên vào nhà. Đó có thể là những khúc gỗ, những viên sỏi, những hòn đá cuội và ánh đèn nhẹ nhàng cho không khí trong ngôi nhà thêm êm dịu và thoải mái.
 
Những chậu cây, ngọn cỏ cùng những viên sỏi trắng tròn sẽ làm bừng sáng một góc khuất nào đó trong ngôi nhà bạn. Tạo tiểu cảnh không phải quá khó nhưng cũng không phải đơn giản. Để sắc xanh luôn chan hòa trong từng không gian, bạn nên chọn những loại cây cỏ dễ sống, xen vào đó là những cành hoa, cành cây khô, cây nhựa để tiểu cảnh nhà bạn thêm duyên dáng và cuốn hút hơn.
 
Ở bất cứ vị trí nào trong nhà, khi có sự góp mặt dù là nhỏ nhất của thiên nhiên, hoa lá cũng mang đến cho bạn cảm giác thư thái và dễ chịu.
Tiểu cảnh không chỉ góp phần tạo điểm nhấn cho không gian mà còn che bớt những khiếm khuyết còn tồn tại trong nhà bạn. Có thể là ở góc tường, gầm cầu thang, khoảng diện tích khiêm tốn cạnh cửa sổ... với tất cả những hình dáng khác nhau đều có thể tạo nên những tiểu cảnh đẹp và lãng mạn cho ngôi nhà nơi phố xá tấp nập.
Khi diện tích trở thành bài toán khó giải cho những người sống trong đó thì việc "tranh thủ" đưa từng ngọn cỏ, nhành hoa vào không gian sống nhỏ hẹp  như vậy càng trở nên khó hơn. Nhưng dù luôn đối mặt với sự giới hạn diện tích nhưng người ta vẫn cố gắng "ưu tiên" một phần nào đó cho màu xanh của cây cỏ như thêm vào nhà sức sống và sự tươi mới từ thiên nhiên.
 
Muốn có một tiểu cảnh đẹp trong nhà, bạn cần biết kết hợp những vật liệu tự nhiên như sỏi, đá, cành cây khô... và cây cỏ sao cho hợp lý. Tùy vào diện tích cũng như đặc thù của từng không gian kiến trúc và trí sáng tạo của bạn để chọn được cách sắp đặt tiểu cảnh phù hợp nhất. Nếu là không gian nhỏ, bạn có thể chọn kích cỡ vừa phải cho cây cũng như các vật trang trí khác. Nếu là không gian lớn, những loại cây cảnh cỡ lớn hoặc bonsai có thể thích hợp đặt ở tiểu cảnh, vừa để điều hòa không khí vừa tạo ấn tượng độc đáo cho căn nhà của bạn.
Tiểu cảnh sân vườn
Dù là nhà phố, dù bên ngoài là sự tấp nập và náo nhiệt của đường phố thì bạn hãy giữ cho ngôi nhà của mình chút bình yên và hiền hòa chắt lọc từ thiên nhiên khiến cuộc sống của bạn dễ chịu và ý nghĩa hơn.
Sân vườn là phần quan trọng góp phần tạo nên vẻ đẹp và phong thủy cho ngôi nhà của bạn. Vì vậy, với một sân vườn có cảnh quan đẹp, phong thủy đúng luật sẽ giúp bạn thoải mái và may mắn hơn trong cuộc sống.
 
Trong sân vườn có bố trí nhiều cây cối nên tất nhiên chúng đều thuộc hành Mộc, nhưng do màu sắc và hình dáng khác nhau, chúng còn có thể mang thêm nhiều hành khác nữa, vì thế cần phân biệt và phối hợp tốt các hành với nhau.
Những loại cây có lá nhọn và màu đỏ (hoa, lá, trái) đều thuộc hành Hỏa và làm điểm nhấn nổi bật, tạo sự thu hút và ấm áp, tăng Dương tính cho khoảng sân đó. Vì thế, nếu gia chủ hợp với hành Hỏa, nên đưa các yếu tố này vào khoảng sân, đồng thời tạo một số vùng nền để hành hỏa nổi bật, ví dụ như bố trí mảng tường đá trắng hoặc vàng (Kim, Thổ), kết hợp mặt nước (Thủy) để giảm bớt tính hỏa nếu vượng quá.
Các chất liệu xây dựng và hoàn thiện bề mặt sân vườn như sỏi cuội, đá, tấm đan bê tông, gạch lát đều có màu thuộc về hành Thổ và cần đảm bảo tính chân thực của vật liệu để hành Thổ phát huy tác dụng trung hòa Trường Khí cho khoảng sân đó.
Nếu có điều kiện thì nên giữ những khoảng trống có sỏi đá hoặc bề mặt đất trồng cỏ phẳng, thay vì trồng cây quá nhiều, vì chúng làm yếu tố Thổ được trải rộng và không bị chèn ép bởi nhiều thành phần trang trí qua mức.
Vườn trong nhà ở khác với vườn trồng cây theo kiểu canh tác hay vườn kiểng. Màu vàng và nâu, màu của đất đá là những gam màu chủ đạo dễ dàng tạo nên một khoảng sân vườn dung hòa Ngũ hành thông qua hành Thổ làm nền tảng. Trong khi đó, hành Kim vốn khắc Mộc xem ra có vẻ ít được ưa chuộng trong bảng màu sắc của sân vườn, nhưng không có nghĩa là thiếu vắng.
Những mảng tường trắng, những bộ khung - dàn leo bằng kim loại, thậm chí bàn ghế màu trắng sẽ bổ sung yếu tố Kim cho một khu vườn quá rậm rạp, làm sáng sủa không gian vốn thiên về Âm do nhiều bóng râm, và tạo nên những bề mặt bắt sáng tốt hơn là vật dụng sậm màu.
Hành Thủy (thông qua mặt nước) trong khu vườn Đông phương luôn là một yếu tố gắn liền với cây xanh (Thủy sinh Mộc). Xét về màu sắc, những mảng cây hoặc đá có màu xanh biển, màu đen, vật dụng gỗ hoặc gốm sơn đen đều rất dễ dàng bố trí xen lẫn trong vườn và tạo nên yếu tố Thủy.
Dùng Thủy đi đôi với Mộc giúp khoảng sân hài hòa và phát huy tốt vai trò hỗ trợ, nuôi dưỡng Sinh Khí của toàn nhà.
Khi nghiên cứu kỹ ngũ hành và phối hợp chúng theo  quan điểm sống của gia đình bạn, bạn sẽ thấy yêu hơn ngôi nhà xinh xắn của mình và gặp nhiều may mắn trong công việc. Hãy để mỗi ngày trong tổ ấm của mình là mỗi phút giây thư giãn, hài lòng và tràn đầy yêu thương.
 
Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn, thiết kế, thi công, giám sát ...
  •          :    0949 319 769

CHIA SẺ:

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây