XT18 | Công việc thực hiện của tư vấn giám sát


Thứ năm - 20/09/2012 07:47

Công việc thực hiện của tư vấn giám sát

A.Giám sát khối lượng thi công xây lắp B.Giám sát tiến độ thi công xây lắp C.Giám sát an toàn trong thi công xây lắp D.Giám sát việc bảo vệ môi trường trong thi công xây lắp E.Giám sát chi phí thi công xây lắp F.Giám sát thực hiện hợp đồng giao nhận thầu xây lắp

A.Giám sát khối lượng thi công xây lắp

            Giám sát khối lượng thi công xây lắp bao gồm những công việc chính sau đây:

  1. Theo dõi, thống kê, cập nhật danh mục và khối lượng các công việc hoàn thành theo thời gian quy định (ngày, tuần, tháng, quý, năm).
  2. Thực hiện việc đo đạc thực tế, kết hợp với bản vẽ hoàn công, tính toán xác định khối lượng các công việc đã thi công xong làm căn cứ để chủ đầu tư thanh toán chi phí cho nhà thầu. Khi có dùng thiết bị để đo đạc thì công việc đo đạc phải do những người được đào tạo và có chứng chỉ chuyên môn (do cơ sở đào tạo hợp pháp cấp) thực hiện.
  3. Xác nhận những khối lượng phát sinh (có ghi rõ nguyên nhân) để chủ đầu tư giải quyết khi thanh toán chi phí với nhà thầu.
  4. Định kỳ báo cáo chủ đầu tư (đồng thời gửi nhà thầu một bản) về khối lượng xây lắp đã hoàn thành.


B.Giám sát tiến độ thi công xây lắp
            Giám sát tiến độ thi công xây lắp bao gồm những công việc chính sau đây:

  1. Theo dõi, thống kê và cập nhật kết quả hoạt động thi công xây lắp tại hiện trường, xác định được thời điểm bắt đầu và kết thúc của các công tác xây lắp,
  2. Kiểm tra, đối chiếu, so sánh phương tiện, thiết bị thi công, lực lượng lao động đang hoạt động trên hiện trường với quy định trong biện pháp, tiến độ thi công xây lắp, kịp thời phát hiện những vấn đề không phù hợp, kiến nghị các bên liên quan giải quyết.
  3. Thông báo cho chủ đầu tư và nhà thầu về tình hình chậm trễ tại các khâu công tác so với tiến độ quy định. Đề suất với chủ đầu tư và nhà thầu các biện pháp nhằm bảo đảm tiến độ,
  4. Định kỳ báo cáo chủ đầu tư (đồng thời gửi nhà thầu một bản) về tình hình bảo đảm tiến độ tại các hạng mục công trình, có nhận xét, đánh giá về những nguyên nhân gây chậm trễ (nếu có).


C.Giám sát an toàn trong thi công xây lắp

            Giám sát tiến độ thi công xây lắp gồm những công việc chính sau đây:

  1. Kiểm tra, thống nhất nội quy đảm bảo an toàn trong quá trình thi công xây lắp của nhà thầu, trong đó bao gồm:
  • An toàn khi vận chuyển vật tư, thiết bị, máy móc ở trong và ngoài công trường,
  • An toàn cho người tiến hành hoạt động xây lắp tại các vị trí, môi trường, điều kiện, địa hình khác nhau,
  • An toàn phòng chống cháy, nổ,
  • An toàn cho máy móc thiết bị,
  • An toàn cho bản thân công trình và các công trình lân cận.
  • Việc bố trí cán bộ giám sát của nhà thầu tại hiện trường,
  • Trang bị phòng hộ lao động,
  1. Kiểm tra việc thực hiện nội quy an toàn của nhà thầu tại tất cả các khâu công tác trên hiện trường xây lắp,
  2. Thông báo, nhắc nhở nhà thầu khi phát hiện những trường hợp vi phạm nội quy an toàn, giám sát việc khắc phục của nhà thầu.
  3. Kiểm tra, đôn đốc nhà thầu trong việc bố trí cán bộ giám sát an toàn, bảo đảm đúng nội quy an toàn quy định.  
  4. Cùng các bên liên quan nghiên cứu, xác định nguyên nhân của các vụ tai nạn lao động hoặc máy móc, thiết bị, thống kê tổn thất và lập hồ sơ theo quy định hiện hành.
  5. Tham dự các cuộc họp rút kinh nghiệm về thực hiện nội quy an toàn với các bên liên quan trên công trường.
  6. Trong báo cáo định kỳ của tư vấn phải có mục về tình hình thực hiện nội quy an toàn trên hiện trường.

D.Giám sát việc bảo vệ môi trường trong thi công xây lắp

            Giám sát việc bảo vệ môi trường trong thi công xây lắp gồm những công việc chính sau đây:

  1. Kiểm tra, thống nhất biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình thi công xây lắp của nhà thầu,
  2. Kiểm tra việc thực hiện biện pháp bảo vệ môi trường của nhà thầu, bảo đảm hạn chế tối đa mức độ ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên, sinh thái và xã hội.
  3. Thông báo, nhắc nhở nhà thầu khi phát hiện những trường hợp không tuân thủ biện pháp bảo vệ môi trường, kiểm tra việc sửa chữa, khắc phục.
  4. Kiểm tra việc phục hồi môi trường, sinh thái tự nhiên sau khi kết thúc công tác thi công công trình của nhà thầu.
  5. Tham gia cùng với các cơ quan chức năng về quản lý môi trường trong các đợt kiểm tra tại công trường (nếu có).
  6. Nghiên cứu tài liệu báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án, đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (nếu có), tham gia cùng với cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường,trong việc kiểm tra, xác nhận tình trạng môi trường trước khi nghiệm thu, đưa công trình vào khai thác, sử dụng (nếu có).
  7. Định kỳ báo cáo chủ đầu tư (đồng thời gửi nhà thầu một bản) về việc thực hiện biện pháp bảo vệ môi trường.
  8.  
 
E.Giám sát chi phí thi công xây lắp

            Giám sát chi phí thi công xây lắp gồm những công việc chính sau đây:
  1. Lập quy trình kiểm tra việc thanh toán chi phí trong quá trình thi công xây lắp (có đối chiếu với hợp đồng giao nhận thầu xây lắp) trình chủ đầu tư thông qua làm căn cứ để triển khai công việc.
  2. Thống nhất với nhà thầu về trách nhiệm của mỗi bên, thủ tục và các chứng từ cần thiết để thực hiện việc thanh toán phù hợp với quy định hiện hành.
  3. Theo dõi, thống kê và kiểm tra tình hình giải quyết các hoá đơn thanh toán chi phí xây lắp cho nhà thầu,
  4. Thống kê, thanh toán luỹ kế hàng tháng cho nhà thầu.
  5. Kiểm soát tình hình thay đổi giá cả và đơn giá mới (nếu cần),
  6. Thống nhất với nhà thầu về phương thức và kế hoạch giải ngân để trình chủ đầu tư,(nếu cần),
  7. Lập báo cáo thanh toán chi phí (theo định kỳ) và báo cáo quyết toán cho chủ đầu tư (đồng thời gửi nhà thầu một bản). 
  8. Tham gia cùng với chủ đầu tư giải trình báo cáo quyết toán chi phí xây lắp công trình theo quy định hiện hành.

F.Giám sát thực hiện hợp đồng giao nhận thầu xây lắp
          Giám sát thực hiện hợp đồng giao nhận thầu xây lắp gồm những công việc chính sau đây:
  1. Kiểm tra, theo dõi chặt chẽ việc thực hiện hợp đồng giao nhận thầu xây lắp, bảo đảm đúng các điều khoản quy định. Khi có thay đổi hoặc phát sinh (về khối lượng, điều kiện thi công...), tư vấn giám sát cùng với nhà thầu, tư vấn thiêtá kế (khi có liên quan đến thiết kế) lập biên bản xác định hiện trạng ,nguyên nhân và báo cáo chủ đầu tư,
  2. Kiểm tra, xem xét các khiếu nại của nhà thầu và thống kê, báo cáo chủ đầu tư.
  3. Theo dõi, thống kê các yếu tố đã làm ảnh hưởng đến công tác thi công xây lắp như: Thời tiết, cung cấp vật tư, thiết bị lắp đặt, cung cấp điện, nước, khí nén, ách tắc giao thông, thay đổi thiết kế, ngừng thi công (thời gian và nguyên nhân)...
  4. Nghiên cứu, tổng hợp các khiếu nại của nhà thầu, đề xuất biện pháp giải quyết gửi chủ đầu tư.
  5. Theo dõi, thống kê, tổng hợp về những vị phạm hợp đồng của nhà thầu kèm theo những tổn thất và chuyển cho chủ đầu tư để xử lý khi quyết toán, thanh lý hợp đồng.
  6. Tham gia cùng chủ đầu tư trong việc giải quyết các khiếu nại với nhà thầu (khi chủ đầu tư yêu cầu).
  7.  
  8. Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn, thiết kế, thi công, giám sát ...
    •          :    0949 319 769

Tác giả: PHẠM XUÂN THỦY

Nguồn tin: xt18.com.vn

CHIA SẺ:

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây