XT18 | 5 BÀI HỌC TRƯỜNG HỌC KHÔNG DẠY BẠN


Thứ sáu - 22/01/2016 04:38

5 BÀI HỌC TRƯỜNG HỌC KHÔNG DẠY BẠN

chuyên gia nhân sự, tác giả của nhiều bài viết về lĩnh vực nghề nghiệp trên Huffington Post, Business Week, the Harvard Business Review, Forbes… cho rằng, tương tự như những đứa trẻ, đôi khi, việc học tập trở nên hiệu quả nhất đối với chúng ta không phải ở lớp học mà là tại… sân trường.

Theo Liz Ryan, dưới đây là 5 bài học cuộc sống quan trọng mà trường học không dạy chúng ta

1. Tin tưởng vào bản năng dù bị người khác cho là “khờ khạo”
“Trên đời có rất nhiều người xấu – những người sẵn sàng lợi dụng lòng tin của bạn” là điều chúng ta thường được nghe rất nhiều lần, nhưng chúng ta không thể nào lên kế hoạch trước cho việc tiếp thu bài học này được.
Bởi vì dù muốn dù không, khi bước vào giai đoạn trưởng thành, chúng ta có thể sẽ phải tiếp thu nó một lần hoặc nhiều lần bằng chính trải nghiệm thực tế. Chẳng hạn như việc chịu một cú “đâm sau lưng” từ một người mà chúng ta rất tin tưởng.
Sau đó, chúng ta sẽ học được cách tin vào bản năng của mình. Bất kể một người nào đó có vẻ đáng tin hoặc tuyên bố rằng họ chân thành như thế nào, bản năng sẽ mách bảo chúng ta biết nên tin tưởng ai và không nên đặt lòng tin vào người nào.
2. Những điều chúng ta cho là đúng không nhất thiết phải trùng khớp với suy nghĩ của người khác
Chúng ta sẽ phải vấp ngã và thất vọng một hoặc nhiều lần vì nghe theo lời khuyên của người khác, sau đó mới nhận ra rằng có những việc chúng ta chỉ có thể tự quyết định lấy.
Rất nhiều doanh nhân đang trong độ tuổi từ 45 – 65 cho biết: “Tôi đã được người khác vạch ra sẵn một con đường sự nghiệp, và tôi bị mắc kẹt vào nó. Bây giờ tôi sẽ bước ra ngoài, làm những gì mình thích và quyết định tự cầm bánh lái cuộc đời mình”.
3. Chúng ta sẽ không bao giờ phải hối tiếc vì đã nói hoặc làm điều đúng đắn
Nói lên điều đúng đắn vào thời điểm mà hầu hết mọi người đều sợ phải nói ra là việc rất khó khăn. Tuy nhiên, đây là trường hợp chúng ta thường xuyên gặp phải ở nơi làm việc. Và chúng ta phải lựa chọn giữa việc lên tiếng rồi nhận hậu quả hay là im lặng rồi sau đó “chung sống” với sự hối tiếc.
Khi quyết định nói ra sự thật mà mọi người đều né tránh, chúng ta có thể phải gánh chịu sự tức giận của người khác và cảm thấy không thoải mái đến mức nghĩ rằng mình sẽ không bao giờ làm việc đó lần thứ hai.
Tuy nhiên, nếu may mắn, những phản ứng tiêu cực đó sẽ đến trong một quãng thời gian rất ngắn và chúng ta nhận ra rằng, im lặng vì sợ phản ứng của người khác là một điều gì đó rất yếu kém. Chúng ta sẽ học được cách nói ra sự thật dù người khác có phản ứng như thế nào bởi vì chúng ta không được "lập trình" để luôn nói những điều mọi người muốn được nghe.
4. Chúng ta mạnh mẽ hơn mình vẫn nghĩ
Chúng ta sẽ không biết được sức ảnh hưởng của mình đến đâu khi chưa tận dụng nó. Chẳng hạn, lúc mới bắt đầu đi làm, chúng ta thường rất tự ti và nghĩ rằng sẽ chẳng có ai thèm quan tâm đến những gì chúng ta nói.
Tuy nhiên, khi có trục trặc xảy ra, chúng ta buộc phải lên tiếng để xử lý vấn đề. Khi đó, chúng ta sẽ nhận thấy rằng, dù thế nào đi nữa, kết quả thu được vẫn tốt hơn nhiều so với việc im lặng và tự biến mình thành “người vô hình”.
5. Lo lắng là một việc làm tốn thời gian và năng lượng
Chúng ta có thể từng lo lắng đến mất ngủ vì những lời đã nói hoặc những việc đã làm trong một ngày làm việc vừa qua. Tuy nhiên, chúng ta sẽ dần học được bài học đơn giản: ngừng lo lắng!
Chúng ta không có khả năng làm hài lòng tất cả mọi người, vậy tại sao phải cố gắng? Thay vào đó, hãy học cách làm hài lòng bản thân mình trước và bước đầu tiên là biết được mình thật sự muốn gì. Chỉ cần luôn tập trung vào câu hỏi đó để tạo ra một tầm nhìn và hướng về tầm nhìn đó mỗi ngày.
Còn những việc đã xảy ra đều hoàn toàn nằm ngoài tầm kiểm soát. Con đường phải đi đang ở phía trước, và những “vết sẹo” đã tích lũy được sẽ giúp chúng ta trở nên mạnh mẽ hơn trên hành trình phát triển bản thân.

 

CHIA SẺ:

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây