Học, Học Nữa, Học Mãihttps://xt18.com.vn/uploads/logo-thp.png
Thứ năm - 24/05/2012 10:56
Thời xa xưa, vai trò của người phụ nữ là chăm lo gia đình, lo chuyện bếp núc, ở nhà tề gia nội trợ. Vì thế, người xưa mới quan niệm rằng “Xem gian bếp, biết nết đàn bà”. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết ý nghĩa của câu nói này là gì và tại sao người xưa lại khẳng định như thế.
Ngày nay, những người phụ nữ không còn bị gò bó trong việc bếp núc, trong bốn gian nhà chật chội nữa. Nhiều khi quá bận bịu công việc, họ sẽ không nấu ăn, thay vào đó sẽ đặt đồ ăn bên ngoài. Thậm chí với nhiều phụ nữ, nhà bếp chỉ để trưng bày bởi công việc bận rộn, họ hiếm khi nấu nướng tại nhà.
Thế nhưng thời xưa thì khác, việc đánh giá một người phụ nữ xem có xứng đáng làm vợ tốt hay không, dâu hiền rể thảo hay không mọi người sẽ nhìn đầu tiên vào gian bếp. Người xưa có câu “Xem gian bếp, biết nết đàn bà” ý chỉ trong gia đình, người phụ nữ chính là người lo việc bếp núc, ăn uống cho cả nhà. Nếu như bếp núc gọn gàng, ấm cúng và ngăn nắp, điều này chứng tỏ người phụ nữ là người đảm đang, chịu thương chịu khó, là người xứng đáng để lấy làm vợ.
“Xem gian bếp, biết nết đàn bà” Ở các vùng nông thôn, việc bếp núc cùng với khu vực này được coi là tiêu chuẩn hàng đầu, trở thành thước đo công - dung - ngôn - hạnh của một người phụ nữ. Nhiều khi, nhân duyên thành hay bại cũng từ gian bếp mà ra. Những người đàn ông thời xưa mỗi khi đưa vợ tương lai về ra mắt, thông thường mẹ chồng sẽ không quan tâm hay để ý quá nhiều đến ngoại hình, học vấn, điều đầu tiên mà họ quan tâm chính là chuyện bếp núc. Thậm chí, nếu ai lấy vợ gần, mẹ chồng có thể sẽ vào căn bếp để kiểm tra xem có ưng ý hay không. Đối với họ, gia đình là nông dân nên cần phải có con dâu biết lo chuyện bếp núc.
Ở các vùng nông thôn, việc bếp núc cùng với khu vực này được coi là tiêu chuẩn hàng đầu, trở thành thước đo công - dung - ngôn - hạnh của một người phụ nữ. Ảnh minh họa Nếu như may mắn, người phụ nữ biết việc bếp núc thì chuyện cưới xin sẽ thuận buồm xuôi gió, còn chẳng may cô gái đó vụng về, cả hai dù có yêu nhau đến mấy cũng khó mà có thể thành đôi. Vì thế, người xưa cho rằng, nhân duyên sẽ phụ thuộc vào cái bếp nhiều hơn là tình yêu. Người xưa có câu “Xem trong bếp biết nết đàn bà, vào trong nhà biết đói hay no”. Liệu quan niệm này đến nay còn đúng?
Thời điểm hiện tại, dù quan niệm “Vào bếp xem nết đàn bà” đã không còn chính xác. Tuy nhiên, căn bếp vẫn là nơi giữ trọn vẹn được hạnh phúc gia đình, điều này vẫn được nhiều người tán đồng. Căn bếp không thể đánh giá hết toàn bộ tính cách cũng như con người của một ai đó. Tuy nhiên, nếu như nhà bếp lạnh tanh quanh năm suốt tháng, điều này chứng tỏ gia đình cũng không mấy hạnh phúc, êm ấm. Suy cho cùng, việc nấy một bữa cơm ấm nóng để cả nhà quây quần bên nhau mới chính là điều tuyệt vời và hạnh phúc nhất.
Hôn nhân có hạnh phúc hay không, nhìn bữa cơm là biết Người xưa cũng cho rằng, quan hệ vợ chồng có tốt hay không, chỉ cần ăn một bữa cơm là rõ. Cụ thể, điều này có thể được chứng minh qua 2 câu chuyện nhỏ.
Câu chuyện thứ nhất: “Hôm qua ông xã tôi đi họp tập đoàn, vừa về đến nhà đã bảo: “Vợ chồng Hùng có lẽ sắp ly hôn rồi”. Nghe xong, tôi cũng không quá ngạc nhiên bởi Hùng là đồng nghiệp của ông xã tôi, trước đây tôi từng có lần gặp vợ chồng của Hùng. Năm ngoái, khi công ty tổ chức liên hoan cuối năm, mọi người đưa gia đình theo và Hùng cũng đưa vợ đi cùng. Đó là một người phụ nữ dịu dàng đằm thắm, miệng lúc nào cũng mỉm cười, nói năng nhỏ nhẹ.
Ngày hôm đó, vợ chồng Hùng ngồi cùng bàn với vợ chồng tôi. Trong bữa cơm, Hùng không ngừng nâng cốc chúc tụng mọi người, sau đó tự gắp thức ăn cho mình. Hùng ăn uống vui vẻ nhưng tuyệt nhiên quên đi người vợ đang ngồi bên cạnh mình, không hề quan tâm săn sóc một chút nào. Giữa bữa ăn, có một món ăn mà vợ Hùng rất thích, nhưng lại xa không với tới, trong khi quần áo mặc không tiện nên cô ấy đã ra hiệu nhờ chồng gắp giúp. Nghe xong, Hùng chẳng những không gắp mà còn gắt gỏng: “Muốn ăn thì tự gắp, cứ như không có tay vậy”.
Người xưa cũng cho rằng, quan hệ vợ chồng có tốt hay không, chỉ cần ăn một bữa cơm là rõ. Ảnh minh họa Nghe chồng nói thế, cô ấy đỏ mặt xấu hổ, cứ thế im lặng cho đến tận cuối bữa ăn. Tôi thấy không xuôi mắt nên đã gắp mấy món ở xa cho cô ấy, nói rằng những món này tôi cũng rất thích ăn. Khi bữa tiệc kết thúc, trên đường về tôi có nói với chồng: “Em cảm thấy tình cảm của vợ chồng Hùng khó duy trì được lâu, chưa biết chừng chỉ 2-3 năm nữa là ly hôn”.
Chồng tôi nghe xong liền hỏi: “Sao em lại nói vậy?” Tôi đáp: “Hôn nhân hạnh phúc hay không, chỉ cần nhìn thái độ vợ chồng ăn cơm là biết. Vợ chồng có tình cảm tốt với nhau thì dù là 5 năm, 10 năm hay 20 năm, ngồi ăn với nhau vẫn luôn vui vẻ. Món ăn thế nào họ vẫn thấy ngon miệng. Còn Hùng thế nào? Quá ỷ thế trong mối quan hệ này, không chăm sóc vợ, cũng không quan tâm cảm nhận vợ mình ra sao. Chỉ một bữa cơm đã khiến vợ xấu hổ và bẽ mặt như thế, kiểu người như thế làm sao mà hạnh phúc được”.
Câu chuyện thứ 2: “Đối với vấn đề ăn cơm, tôi có nhớ đến một người - đó là cậu bạn lớp trưởng tên Đức hồi học đại học. Đức có thích một cô bạn cùng lớp tên Quyên. Quyên là cô gái miền Trung, rất thích ăn cay, đặc biệt là những món nấu kiểu Huế hay Quảng Nam. Trong khi đó, Đức là người miền Nam nên ít ăn cay, từ nhỏ đã thích ăn ngọt.
Vì để tìm cách theo đuổi Quyên và xua đuổi những vệ tinh khác khỏi Quyên, chàng lớp trưởng đã quyết tâm khổ luyện ăn cay để có thể mời Quyên đi ăn những món mà cô ấy thích. Nhờ cách này, cuối cùng Đức đã chinh phục được trái tim của nàng. Có một lần vì để tập ăn cay, Đức vào quán lẩu ăn cay, dù đã dặn chủ quán cho cay vừa nhưng không hiểu tại sao chủ lại nghe nhầm thành cho vay nhiều hơn. Tuy nhiên, Đức vẫn cắn răng tập ăn khiến cho dạ dày quặn đau mấy ngày liền. Kể từ lần đó, không hiểu sao Đức thành người thích ăn cay, không còn thích ăn ngọt như trước nữa.
Vì hai người cùng có sở thích ăn cay nên khoảng cách ngày càng gần, sau đó yêu nhau lúc nào không hay. Sau đó, họ cùng nhau đi khám phá những quán ăn cay trong thành phố vào những ngày cuối tuần…”
Nhiều người cho rằng, hôn nhân phải thiết thực từ việc ăn cơm, mặc đồ và tiền bạc; mọi thứ đều phải tỉ mỉ cùng với nhau. Ảnh minh họa Thế mới nói, một người đàn ông nếu không yêu bạn, chỉ cần một bữa cơm là biết. Những người muốn ăn khẩu vị giống bạn, ăn những món mà bạn thích thì chứng tỏ trong lòng họ có bạn; vì muốn bạn vui nên đã bỏ thói quen của mình để theo sở thích của bạn. Còn người không quan tâm đến cảm nhận của bạn, họ sẽ không yêu bạn, càng không trân trọng bạn.
Nhiều người cho rằng, hôn nhân phải thiết thực từ việc ăn cơm, mặc đồ và tiền bạc; mọi thứ đều phải tỉ mỉ cùng với nhau. Trong cuộc sống, phải lãng mạn thì mới thú vị, nếu không thì khó mà lâu bền. Có người cho rằng, lãng mạn chỉ tốn thời gian nhưng ăn cơm chậm rãi chỉ lãng phí thời gian, uống trà nói chuyện với nhau cũng chỉ tốn thời gian. Tuy nhiên, dù có thế nào đi chăng nữa, một bữa cơm vui vẻ đầm ấm giữa hai vợ chồng chính là điều không thể thiếu của một cuộc hôn nhân hạnh phúc. Trong cuộc sống của chúng ta, có không ít gia đình ly hôn nguyên nhân cũng chỉ vì xung đột hai bên; trong đó, nguyên nhân bữa cơm tẻ nhạt là một yếu tố quan trọng.
Nhiều khi, chồng kiếm cớ cơm vợ nấu không ngon, hoặc không hiểu được sự vất vả của vợ, có khi còn kiếm cớ bận rộn mà không muốn về nhà ăn cơm. Làm vợ chồng với nhau, sống với nhau cả một đời, nếu như một bữa cơm cũng không thể ăn cùng nhau một cách vui vẻ thì khó mà sống vui vẻ, hạnh phúc với nhau. Do đó, đã là vợ chồng với nhau, hãy dành cho đối phương những giây phút đầm ấm và vui vẻ bên mâm cơm gia đình, dù mâm cơm đó có giản dị và đơn sơ như thế nào.