XT18 | Làm việc học “Gian hùng” Tào Tháo: Can đảm, cẩn trọng, dám nghĩ dám làm mới có thể làm nên nghiệp lớn!


Thứ năm - 05/01/2023 10:18
“Đại gian hùng” Tào Tháo với sự quyết đoán, bản lĩnh anh dũng nên dù có rơi vào tình thế hiểm nguy như thế nào cũng vẫn tự mình tìm được lối ra. Tào Tháo (155 – 15/3/220), tự Mạnh Đức, người huyện Tiêu (nay thuộc Hào Châu, tỉnh An Huy), một nhà chính trị gia, nhà quân sự, nhà thơ và thư pháp kiệt xuất cuối thời Đông Hán.

Tào Tháo cũng là người sáng lập ra chính quyền Tào Ngụy thời Tam Quốc (220 – 280).

Làm việc học “Gian hùng” Tào Tháo: Can đảm, cẩn trọng, dám nghĩ dám làm mới có thể làm nên nghiệp lớn!

Ông là người có công thống nhất miền Bắc Trung Quốc, đồng thời thực hiện hàng loạt chính sách phục hồi sản xuất kinh tế và trật tự xã hội, đặt nền móng cho việc lập ra chính quyền Tào Ngụy.

Tào Tháo là người tinh thông binh pháp, có tham vọng chính trị và giỏi thơ ca. Các tác phẩm của ông một mặt phản ánh đời sống cực khổ lầm than của người dân thời Hán mạt, có khí thế hào hùng, cảm thông với những nỗi đau của dân chúng thời loạn Đông Hán. Nhà văn Lỗ Tấn từng nhận xét về Tào Tháo là “bậc sư tổ về cải tạo văn chương”.

Tào Tháo với sự quyết đoán, bản lĩnh anh dũng nên dù có rơi vào tình thế hiểm nghèo cũng vẫn tự mình tìm được lối ra.

4 triết lý sống đỉnh cao của Tào Tháo về TẦM NHÌN, KẾT GIAO, CƠ HỘI, THỜI CƠ ngàn năm vẫn nguyên giá trị

1. Tiến lui đều có tính toán

Tào Tháo có tính cách vô cùng phức tạp. Xoay quanh nhân vật lịch sử này, có nhiều quan điểm khác nhau. Có người nói, Tào Tháo là đại thần trị quốc mà cũng là gian hùng thời loạn thế. Cũng có người nói, Tào Tháo thực sự là một người đàn ông có bản lĩnh.

Ngay từ khi còn trẻ, Tào Tháo đã có bản lĩnh khác người, một lòng muốn trừ gian diệt ác. Tào Tháo nghĩ rằng sẽ dựa vào năng lực bản thân để trả lại công đạo cho đời. Nhưng rồi cứ mỗi lần nghiêm minh chấp pháp, không a dua nịnh bợ là một lần Tào Tháo lại bị giáng chức hoặc bị điều đi nơi khác.

Nhận ra sự cương trực của bản thân vốn không thể nào xoay chuyển được tình thế, chứng kiến sự thống khổ của muôn dân, Tào Tháo cuối cùng đã tìm ra con đường cho chính mình. Đó chính là chỉ có thể dùng chiến trận để xây dựng cơ nghiệp.

Người làm nên đại sự thì phải cầm lên được mà cũng buông bỏ được, tiến lui đều có tính toán. Chỉ cần là có thể đạt được mục đích cuối cùng thì quá trình ra sao cũng không cần quá quan trọng.

Khi ở vào tình cảnh khó giữ được ước nguyện ban đầu, Tào Tháo không hề cố chấp hay do dự. Tào Tháo đã nhanh chóng chuyển hướng sang một con đường khác để bắt đầu lại từ đầu.

Ở trận Quan Độ vang danh bốn phương, Tào Tháo vì lấy ít thắng nhiều. Tào Tháo vẫn sử dụng chiến thuật này trong trận Xích Bích, chỉ có điều là lần này đã thất bại.

Nhưng Tào Tháo lại không hề suy sụp chán nản mà bình thản chấp nhận mọi thứ. Bại trận hay mất đất thì Tào Tháo vẫn có thể bình thản đi qua tất cả.

Cuộc đời thăng trầm chìm nổi đã tạo nên một con người Tào Tháo hào sảng, có dã tâm mà cũng vô cùng kiệt xuất. Đứng trước lựa chọn giữa hiện thực và lý tưởng, Tào Tháo không hề do dự hay bối rối. Tào Tháo đã dùng cách của riêng mình để sống một đời không hối tiếc.

4 triết lý sống đỉnh cao của Tào Tháo về TẦM NHÌN, KẾT GIAO, CƠ HỘI, THỜI CƠ ngàn năm vẫn nguyên giá trị

2. Táo bạo nhưng thận trọng

Sự quyết đoán và gan dạ của Tào Tháo đúng là không ai có thể sánh kịp. Trước tình thế Đổng Trác đảo loạn triều cường, các đại thần trong triều đành bất lực nhìn cảnh triều đình ngày một suy thoái. Chỉ có Tào Tháo dám đứng lên phản kháng: “Vì thiên hạ, buộc phải tiêu diệt Đổng Trác, nếu như không có ai dám thì có ta dám”.

Tào Tháo là người làm nên cơ nghiệp lớn, gánh vác nhiều việc đại sự. Với sự táo bạo và thâm sâu của mình, suốt hơn mấy chục năm Nam chinh Bắc chiến, Tào Tháo đã tiêu diệt tất cả các đối thủ. Tào Tháo anh dũng trên chiến trường mà cũng đầy mưu lược trên triều cương.

Sau khi thống nhất phương Bắc, Tào Tháo đã dựng nên nước Ngụy. Lúc này, Tào Tháo hoàn toàn có thể xưng đế nhưng ông lại chưa từng làm điều đó mà cho đến lúc chết ông cũng chỉ là “Ngụy Vương” chứ không phải là “Ngụy Võ Đế”.

Việc không xưng đế chính là điều cao tay của Tào Tháo. Nếu như Tào Tháo xưng đế, người ngoài sẽ cho rằng Tào Tháo đang tranh quyền đoạt vị. Từ đó, Lưu Bị và Tôn Quyền sẽ có thêm lý do chính đáng để tiến đánh Tào Tháo.

Tào Tháo hơn ai hết là người hiểu rõ bản thân, biết rõ tham vọng quyền lực của mình lớn hơn bất cứ ai. Nhưng Tào Tháo cũng hiểu dục vọng của con người là hố sâu không đáy. Một người không nên vì ham hư danh mà tự tay chôn vùi công sức bao năm của bản thân.

Nhân vật Tào Tháo của Tam Quốc Diễn Nghĩa đã dạy cho chúng ta một bài học: Chuyện đời khó mà hoàn toàn theo ý muốn của chúng ta nhưng ta chỉ cần sống không thẹn với lòng. Thành hay bại không cắt nghĩa được anh hùng. Đúng hay sai cũng chẳng đoán định được vạn vật. Nếu bạn đã nghĩ mình đúng thì hãy cứ mạnh dạn kiên trì đến cùng.

Bài học xương máu mà Tam Quốc Diễn Nghĩa để lại cho hậu thế đó là làm người phải học tính kiên cường và nhân đức của Lưu Bị, làm việc phải học tính anh dũng không do dự của Tào Tháo.

4 triết lý sống đỉnh cao của Tào Tháo về TẦM NHÌN, KẾT GIAO, CƠ HỘI, THỜI CƠ ngàn năm vẫn nguyên giá trị

3. Có thể uốn lưng cong gối, không đắc chí nhất thời

Chỉ xưng Vương chứ quyết không xưng Đế, không quan tâm đến danh tiếng nhất thời.

Biết co biết duỗi, giỏi thích nghi với mọi thời cuộc.

Làm chủ tình hình, tiến lùi hợp lý và thỏa hiệp có chừng mực.

Hiểu rõ “cách cúi đầu” cũng là một loại trí tuệ.

4. Táo bạo liều lĩnh nhưng cũng cẩn thận tỉ mỉ, dám nghĩ dám làm mới thành nên nghiệp lớn

Không hành động rập khuôn sẵn có mà tự xây dựng điểm đột phá riêng.

Giỏi bộc lộ bản thân chính là cách biểu hiện năng lực cạnh tranh.

Hành động tích cực ứng với suy nghĩ của mình.

Sống có đam mê và lý tưởng mãnh liệt.

Giỏi mượn tay người khác làm việc của mình

5. Rèn luyện sức mạnh bên trong đầy đủ mới có thể bộc phát năng lực mạnh mẽ bên ngoài

Luôn có đủ tự tin và khí thế trước vạn sự trong thiên hạ.

Tự hoàn thành con đường của bản thân.

Tự giữ kỷ luật nghiêm túc, lấy bản thân làm gương sáng cho người khác.

Gặp nguy hiểm cũng không rối loạn, xử lý biến cố cũng không bàng hoàng.

6. Giỏi mượn tay người khác làm việc của mình

Dựa vào sự ủng hộ, trợ giúp của cả đội nhóm, nâng cao tinh thần hợp tác của tất cả thành viên.

Coi trọng năng lực, biết quản lý người tài bất kể xuất thân.

Kết giao rộng lớn, tận dụng mọi mối quan hệ khắp nơi.

Đối xử tốt đẹp, tử tế hết mực để thu hút lòng trung thành của người khác.

Làm việc học “Gian hùng” Tào Tháo: Can đảm, cẩn trọng, dám nghĩ dám làm mới có thể làm nên nghiệp lớn!

7. Nhìn xa trông rộng nhưng không bỏ quên tiểu tiết

Chuyện lớn thì quyết đoán, chuyện nhỏ thì tinh tế.

Nhìn xa trông rộng, biết chọn người kế vị.

Hiểu rõ đạo lý: Muốn nhận được cái gì, trước hết phải cho đi.

Để đạt được mục đích có thể bất chấp thủ đoạn và mưu kế.

8. Lãnh đạo là một môn học vấn “khó xơi”

Không được phép mềm lòng trước bất kỳ yếu tố nào gây bất lợi đến sự phát triển của tổ chức.

Thưởng – phạt phải được xác định rõ ràng.

Phong cách quản lý linh hoạt và đa dạng.

Làm việc học “Gian hùng” Tào Tháo: Can đảm, cẩn trọng, dám nghĩ dám làm mới có thể làm nên nghiệp lớn!

9. Tính trước kỹ càng, không bao giờ đầu hàng thất bại

Muốn chơi với s.ói, trước tiên phải biến mình thành sói.

Làm việc có đầu có cuối, không để lại hậu quả về sau.

Dám từ chối, dám nói “Không”.

Gặp khó khăn dám đối mặt, không bao giờ bỏ cuộc.

Nguồn tin: Tổng hợp:

CHIA SẺ:

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn:

Những tin cũ hơn:

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây