XT18 | Đừng để áp lực công việc làm cho bạn phát bệnh


Thứ ba - 23/10/2012 17:56

Đừng để áp lực công việc làm cho bạn phát bệnh

Điều nghịch lý đã xẩy ra là khi nền kinh tế đi xuống, số người “có việc” lại làm việc hăng hái hơn (để tránh bị hăm dọa đuổi việc). Hậu quả là ngày càng có nhiều người ở Mỹ cảm thấy công việc của họ quá nhiều. Thống kê mới nhất cho thấy có đến 46 % nhân viên nói họ thấy công việc của họ quá nhiều áp lực.

 

Tiến sĩ Bryan E. Robinson, tác giả 1 quyển sách "Nô lệ của bàn giấy" cho hay nhiều người làm việc càng lúc càng nhiều, họ mang công việc trong sở về nhà làm thêm, không chịu nghỉ hè để làm việc và thậm chí có người còn ... không chịu ăn trưa để hoàn tất công việc.

Nhưng làm việc kiểu "tự sát từ từ" đó sẽ có hậu quả đầu tiên là hệ miễn nhiễm của cơ thể không còn hiệu quả vì nó bị căng thẳng thường xuyên. Hormone gây stress như cortisol sẽ tràn ngập cơ thể và "ăn mòn dần dần" bức tường bảo vệ sức khỏe của bạn.

Các triệu chứng thường thấy khác của việc làm căng thẳng là nhức đầu nổi mụn và khó tiêu. Có nhiều người bỗng dưng bị cúm thường xuyên cũng có thể do làm việc quá mức gây ra. Loét dạ dày, đau bao tử cũng thế.

Nếu không chữa trị, để stress từ công việc tại sở làm kéo dài, bạn có thể bị rụng tóc, đau nhức các khớp xương và phụ nữ có thể bị rối loạn hay ngưng hẳn kinh kỳ.

Dần dần có thể bạn lại nghiện rượu, trầm uất nặng và cao huyết áp. Tiến sĩ Robinson nói: "Ai cũng có điểm giới hạn chịu đựng của cơ thể. Bạn cần phải "nghe ngóng cơ thể mình". Sau đây là 5 lời khuyên có thể giúp bạn vượt qua những thăng trầm của việc làm quá tải nơi sở làm:

  1. Hãy để công việc làm cho bạn, chứ không ngược lại

"Đừng để công việc chỉ huy cuộc đời bạn” , đó là lời khuyên của Susie Mantell, một chuyên gia về chống stress. Hãy ghi vào sổ tay các cuộc gặp gỡ có tính xã hội hay cộng đồng mỗi tuần. Lý tưởng nhất là nếu bạn có thể đi ra ngoài chú ý tham dự các cuộc gặp gỡ như thế mỗi tuần. Mantell nói rất có lý: "Công việc chỉ là một phần cho thấy bạn là ai, không phải là tất cả bạn đâu”.

Vì thế hãy đặt hình người thân gia đình trên bàn làm việc, những hình ảnh của cuộc cắm trại mới đây, thậm chí một cái vỏ sò mà bạn đã nhặt được trên bãi biển cũng tốt. Chúng có tác dụng hóa giải các ưu phiền lo lắng do công việc mang lại.

  1. Nhớ ăn uống cho đầy đủ

    “Trước khi thật sự nghỉ cuối ngày, phải ngưng trước vài chục phút để sắp xếp lại bàn giấy, nơi làm việc, rà lại xem trong ngày mình đã làm được cái gì và ngày mai mình sẽ làm cái gì”

Không cung cấp thực phẩm đầy đủ cho cơ thể là nó sẽ gục ngã dưới áp lực của stress. Buổi trưa thường người ta ăn qua loa, vội vã và . . . không đủ chất. Nếu bạn là như thế thì nên mua thêm một tí đồ ăn để trên bàn mà bạn có thể nhai nhâm nhi để giữ số calories cần thiết cho công việc đòi hỏi. Đừng ăn trưa tại bàn làm việc, cái đó dại lắm. Tốt nhất mang phần ăn ra công viên vừa ăn vừa ngắm cảnh. Hãy "lấy" tâm trí của bạn ra khỏi công việc lúc đó. Đây là thái độ của người khôn ngoan.

  1. Hãy làm việc khôn ngoan hơn chứ không phải cực khổ hơn

Bạn đừng tưởng làm việc nhiều giờ hơn bạn đồng nghiệp là bạn "khôn” hơn đâu, bạn sẽ bị stress nhiều hơn thì có! Bạn hãy biết mình ra khỏi cơ quan lúc mấy giờ và hãy giữ đều đặn sẽ tốt hơn. Làm việc mỗi giờ hay mỗi 2 giờ là phải "xả hơi”. Bạn nhớ: làm việc tăng giờ theo cấp số cộng thì mệt mỏi sẽ tăng theo cấp số nhân. Hãy đứng dậy đi một vòng tập thở sâu hay tán gẫu với một bạn đồng nghiệp cũng tốt.

  1. Hãy nhờ giúp và biết nói “không”

Phụ nữ rất dễ thương, thường... không từ chối các công việc được giao. Bạn có đang nhận một khối lượng công việc quá khả năng bạn không?Bạn có"quýnh quáng như gà mắc đẻ” vì công việc sắp phải kết thúc? Hãy biết nói "không" với chính mình trước bạn sẽ thấy nhiều khi người chủ giao thêm việc là để thử bạn đấy.

Sau đó hãy đừng bao giờ muốn giải quyết công việc một mình, hãy chia sẻ cho khôn khéo, bạn sẽ không mất thì giờ nhiều. Ba cách hay nhất cho một kế hoạch: vạch ra trách nhiệm, vạch ra thời hạn cuối và thỉnh thoảng phải cập nhật hiện đại một chút.

  1. Trước khi nghỉ cũng phải có kế hoạch

Trước khi thật sự nghỉ cuối ngày, phải ngưng trước vài chục phút để sắp xếp lại bàn giấy, nơi làm việc, rà lại xem trong ngày mình đã làm được cái gì và ngày mai mình sẽ làm cái gì. Đừng bao giờ mong công việc "hoàn chỉnh”. Các chuyên gia nhận thấy thời gian và năng lực mà bạn bỏ ra để làm từ 85% đến 100% hiệu quả hoàn toàn không đáng để bạn phải hy sinh. Khi nào bạn nhìn nhận mình không phải lúc nào làm việc cũng... hơn thiên hạ, bạn sẽ bớt bị stress nhiều lắm. Tự phụ là nguồn cơn stress, khiêm tốn là thư thả và ngủ ngon, bạn chọn cái nào?

CHIA SẺ:

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây