XT18 | Muốn giàu: Hãy bắt đầu nghĩ như người giàu và làm những việc mà người giàu làm
Xuân Thủy Xuân Thủy
2022-12-14T03:25:21-05:00
2022-12-14T03:25:21-05:00
https://xt18.com.vn/news/Doanh-Nhan/muon-giau-hay-bat-dau-nghi-nhu-nguoi-giau-va-lam-nhung-viec-ma-nguoi-giau-lam-985.html
https://xt18.com.vn/uploads/news/2022_12/123.jpg
Học, Học Nữa, Học Mãi
https://xt18.com.vn/uploads/logo-thp.png
Chủ nhật - 25/09/2022 10:15
Nếu bạn muốn giàu hơn, bạn phải bắt đầu suy nghĩ giống như người giàu và làm những việc mà người giàu làm. Dưới đây là 10 khác biệt giữa người giàu và người chưa giàu.
Theo Forbes, 400 người giàu nhất nước Mỹ còn giàu hơn cả 150 triệu người nghèo nhất nước Mỹ cộng hơn. Thế còn những người thuộc tầng lớp trung lưu thì sao?
Xem thêm bài liên quan
Theo Forbes, 400 người giàu nhất nước Mỹ còn giàu hơn cả 150 triệu người nghèo nhất nước Mỹ cộng hơn. Thế còn những người thuộc tầng lớp trung lưu thì sao? Bạn có thể nằm trong số đó. Bạn không nghèo nhưng cũng chưa giàu.
Các dữ liệu trong vài thập kỷ qua cho thấy tầng lớp trung lưu đang ngày càng thu hẹp lại. Điều đó có nghĩa là bạn sẽ ít có khả năng thuộc bộ phận này trong tương lai. Bạn sẽ có nhiều khả năng rơi vào bộ phận giàu hoặc nghèo.
Nếu bạn muốn giàu hơn, bạn phải bắt đầu suy nghĩ giống như người giàu và làm những việc mà người giàu làm. Dưới đây là 10 khác biệt giữa người giàu và người chưa giàu:
1. Tầng lớp trung lưu sống thoải mái, người giàu chọn cách không thoải mái.
“Trong đầu tư, sự thoải mái ít khi mang lại lợi nhuận” – Robert Arnott.
Thật thoải mái khi làm một công việc “an toàn”. Thật thoải mái khi làm thuê cho người khác. Người trung lưu cho rằng thoải mái nghĩa là hạnh phúc, nhưng người giàu nhận ra rằng những điều phi thường thường xảy ra khi chúng ta đặt bản thân mình vào những hoàn cảnh không thoải mái. Hãy bước ra khỏi vùng an toàn của bạn, hãy mạo hiểm nếu muốn giàu có.
2. Người trung lưu sống bằng tài sản, người giàu sống để tăng tài sản
Người giàu không tiêu tiền cho những thứ khiến họ mất đi tài sản, họ tiêu vào những thứ giúp họ tăng tài sản và họ tiêu ít hơn số tiền mình kiếm được. Tính trung bình, người giàu thường lái những chiếc xe đã sản xuất trước đó vài năm và họ không mua xe mới – nghiên cứu trong cuốn “The Millionaire Next Door” cho thấy. Ngay cả khi họ đủ khả năng mua một chiếc Escalade mới họ cũng thường không mua.
Hãy nhớ rằng nếu bạn kiếm được 1 triệu đô/ năm nhưng lại tiêu 1 triệu đô/ năm thì bạn cũng sẽ phá sản.
3. Người trung lưu leo lên chiếc thang thăng tiến, người giàu sở hữu chiếc thang đó
“Những người giàu nhất thế giới tìm và xây dựng mạng lưới quan hệ, những kẻ khác chỉ đi tìm việc” – Robert Kiyosaki.
Tầng lớp trung lưu thường làm thuê cho người khác. Họ có công việc, sự nghiệp. Người giàu hơn lại thường tự tạo việc làm cho mình. Họ sở hữu công việc đó. Người giàu hiểu rằng họ cần nhiều người làm việc cho mình hơn để kiếm được nhiều tiền hơn. Người giàu hiểu được sức mạnh của thu thập thụ động.
4. Tầng lớp trung lưu làm bạn với tất cả mọi người, người giàu chọn người để kết bạn
“Tốt nhất là nên chơi với người giỏi hơn bạn. Hãy chọn những người có hành vi tốt hơn bạn, rồi bạn sẽ bị cuốn theo hướng đó” – Warren Buffett.
Người giàu hiểu rằng khi xung quanh bạn là những người thành công thì thành công cũng sẽ theo chân bạn và ngược lại. Thu nhập của bạn thường là thu nhập trung bình của 3 người bạn thân nhất.
5. Người trung lưu làm việc để kiếm tiền, người giàu làm việc để học hỏi
“Khi bạn trẻ, hãy làm việc để học, chứ không phải để kiếm tiền” – Robert Kiyosaki
Người trung lưu dễ bị thuyết phục nhảy việc nếu ai đó đề nghị một mức lương cao hơn. Người giàu thì hiểu rằng làm việc không phải là vì tiền, đặc biệt là khi họ còn trẻ, mà làm việc là để phát triển các kỹ năng cần thiết để trở nên giàu có.
6. Người trung lưu có mọi thứ, người giàu có tiền
“Qúa nhiều người tiêu tiền để mua những thứ mà họ không cần chỉ để gây ấn tượng với những người mà họ không thích” – Will Rogers
Trở lại với câu chuyện của những chiếc xe hơi xa xỉ và những ngôi nhà đắt tiền. Đó chính là thứ mà người trung lưu đổ tiền vào. Đi dạo một vòng khu dân cư trung lưu, bạn sẽ thấy những chiếc xe có thương hiệu, phong cảnh đắt tiền, những ngôi nhà xa xỉ.
Người giàu thì hiểu rằng để giàu có, bạn phải muốn kiếm tiền hơn là tiêu tiền. Warren Buffett vẫn sống trong căn nhà mua từ năm 1958 và ông chỉ mất 31.500 USD cho căn nhà này.
7. Người trung lưu tập trung vào việc tiết kiệm, người giàu tập trung vào kiếm tiền
“Tài sản lớn nhất của bạn là khả năng kiếm tiền. Nguồn lực lớn nhất của bạn là thời gian” – Brian Tracy
“Nếu bạn muốn giàu có, hãy vừa tiết kiệm vừa kiếm tiền” – Benjamin Franklin
Tiết kiệm cũng quan trọng. Đầu tư quan trọng hơn, nhưng kiếm tiền là nền tảng của cả hai. Nếu thực sự muốn giàu có, bạn hãy dựa vào khả năng kiếm tiền, chứ không phải là khả năng tiết kiệm.
8. Người trung lưu tiêu tiền theo cảm xúc, người giàu tiêu tiền theo logic
Trong 30 năm, tác giả Steve Siebold từng phỏng vấn hơn 1.200 người trong danh sách những người giàu nhất thế giới để viết cuốn “Người giàu nghĩ gì”, và theo ông, có hơn 100 sự khác biệt trong cách mà người giàu nhìn nhận về tiền bạc so với người trung lưu.
Một trong những khác biệt chủ chốt nhất là người trung lưu nhìn tiền bằng con mắt của cảm xúc, người giàu nhìn tiền bạc bằng con mắt logic. Đưa ra những quyết định về tài chính dựa trên cảm xúc sẽ giết chết ngân sách của bạn.
9. Người trung lưu đánh giá thấp tiềm năng của mình, người giàu đặt ra mục tiêu lớn
“Hãy đặt ra mục tiêu lớn và đừng dừng lại cho tới khi bạn đạt được nó” – Bo Jackson
Người trung lưu đặt ra những mục tiêu dễ dàng đạt được. Người giàu đặt ra những mục tiêu có vẻ không thể, rất khó đạt được, thậm chí là điên rồ. Nhưng họ biết họ có thể làm được.
10. Người trung lưu tin vào làm việc chăm chỉ, người giàu tin vào đòn bẩy
Làm việc chăm chỉ cần thiết với tất cả chúng ta. Nhưng vấn đề là làm việc chăm chỉ một mình hiếm khi giúp bạn giàu có. Bạn không thể giàu có bằng cách tự làm mọi thứ. Bạn phải sử dụng đòn bẩy để thực sự giàu có. Bạn càng kết hợp được nhiều đòn bẩy, bạn càng có nhiều thời gian để làm những việc thực sự tác động tới việc kinh doanh và cuộc sống của mình.