XT18 | Nhờ áp dụng một công thức “thần thánh”, Vingroup và TGDĐ tìm và giữ được nhân tài
2022-12-02T05:06:42-05:00
2022-12-02T05:06:42-05:00
https://xt18.com.vn/news/Cuoc-Song/nho-ap-dung-mot-cong-thuc-than-thanh-vingroup-va-tgdd-tim-va-giu-duoc-nhan-tai-1005.html
https://xt18.com.vn/uploads/news/2022_12/1.jpg
Học, Học Nữa, Học Mãi
https://xt18.com.vn/uploads/logo-thp.png
Thứ sáu - 02/12/2022 04:59
Nhờ áp dụng một công thức “thần thánh”, Vingroup và TGDĐ tìm và giữ được nhân tài như cách các tập đoàn lớn nhất thế giới Microsoft, Intel, Alphabet… đang làm
Nhờ áp dụng một công thức
Thế giới Di Động và Vingroup đã áp dụng cùng 1 công thức để tìm và giữ được nhân tài: “Một con người đi làm chỉ có 2 cái thôi thứ nhất là vì tiền, thứ hai là vì niềm vui. Nếu kết hợp được 2 cái đó thì… Những người giỏi sẽ tìm đến bạn”.
Trong một buổi gặp mặt cuối năm gần đây, nhà sáng lập Thế giới di động từng chia sẻ mô hình quản trị và tạo ra môi trường làm việc bền vững cho đội ngũ. Theo đó từ năm 2016, tập đoàn này đưa vào giá trị yêu thương và hỗ trợ đồng đội vào cốt lõi môi trường làm việc.
Địa điểm đầu tư bất động sản công nghiệp Việt Nam
Vốn hóa Thế Giới Di Động lập đỉnh kỷ lục 5 tỷ USD khi cổ phiếu bán lẻ tăng nóng
“Môi trường làm việc của 40.000 nhân viên Thế giới di động đang tương đối tốt. Ngoài môi trường làm việc nói thật phải có cả yếu tố tài chính nữa. Một con người đi làm chỉ có 2 cái thôi thứ 1 là vì tiền, thứ 2 là vì niềm vui. Nếu kết hợp được 2 cái đó thì bạn sẽ có đội ngũ nhân sự ngon lành. Ở Thế giới di động có 2 điều đó. Không có ai đe dọa, không có ai hù dọa các bạn, làm các bạn lo lắng.
Nếu có 2 cái đó thì nước sẽ đổ về chỗ trũng. Những người giỏi sẽ tìm đến bạn. Nếu bạn chỉ có tiền thì người cần tiền sẽ đến với bạn. Bạn có niềm vui thì cũng có những người không cần tiền, cần niềm vui đến với bạn nhưng niềm vui đôi khi cũng mong manh. Khi kết hợp thì cơ hội có được những con người ok sẽ rất lớn”, ông Nguyễn Đức Tài chia sẻ.
Tiền là điều kiện cần
Đúng như chia sẻ của Chủ tịch Thế giới di động, tiền là một động lực quan trọng để thúc đẩy công việc. Đó là một phương tiện trao đổi và phương tiện để nhân viên sử dụng để thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của bản thân. Nhân viên cũng có thể dùng tiền lương để so sánh giá trị của họ với người khác.
Ngoài giá trị trao đổi của nó, tiền còn có giá trị tượng trưng. John Stacey Adams, một nhà tâm lý học hành vi nghiên cứu về môi trường làm việc, đã phát triển lý thuyết công bằng để giải thích giá trị này.
Theo lý thuyết này, nhân viên cố gắng duy trì sự công bằng giữa các yếu tố đầu vào mà họ mang lại cho công việc và kết quả họ nhận được từ nó.
Lý thuyết nói rằng nhân viên nhận thấy họ đang được đối xử công bằng khi tỷ lệ đầu vào của họ so với kết quả của họ tương đương với các nhân viên khác mà họ làm việc cùng.
Đối xử công bằng thúc đẩy nhân viên thể hiện sự công bằng trong mối quan hệ của họ với đồng nghiệp và tổ chức.
Theo lý thuyết kỳ vọng, tiền sẽ thúc đẩy đến mức mà nhân viên cảm nhận nó là mục tiêu thỏa mãn cá nhân cũng như nhận thấy được tiền lương của mình phụ thuộc vào tiêu chí hiệu suất.
Nghiên cứu của tiến sĩ Edwin Locke thuộc Trường Kinh doanh R.H. Smith thuộc Đại học Maryland cho thấy có 4 phương pháp thúc đẩy hiệu suất của nhân viên: tiền bạc, thiết lập mục tiêu, mức độ tham gia vào việc ra quyết định và thiết kế lại công việc để cung cấp cho người lao động nhiều thách thức và trách nhiệm hơn.
Ông nhận thấy rằng sự cải thiện hiệu suất trung bình từ tiền là 30%, so với mức tăng hiệu suất 16% đến từ việc thiết lập mục tiêu, hay 17% từ thiết kế lại công việc.
Ngoài ra, Locke đã xem xét nhiều nghiên cứu về động lực và nhận thấy rằng khi tiền được sử dụng như một phương pháp tạo động lực. Tiền luôn dẫn đến một số cải thiện về hiệu suất của nhân viên.
Niềm vui là điều kiện đủ
Mặc dù tiền là yếu tố quan trọng nhưng không phải là tất cả để đem đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên. Một nghiên cứu cho thấy gần hai phần ba (65%) nhân viên văn phòng cộng tác nhiều lần trong ngày với các đồng nghiệp của họ. Vì vậy khuyến khích cải thiện sự gắn kết trong tổ chức là việc nên được các nhà quản lý ưu tiên.
Tận hưởng thời gian với các đồng nghiệp trong môi trường thoải mái và vui vẻ khuyến khích thảo luận trung thực và cởi mở và tin tưởng lẫn nhau. Nếu nhân viên là bạn với những người họ làm việc, trái ngược với việc đơn giản là đồng nghiệp, thì họ sẽ làm việc tốt hơn với nhau và giao tiếp hiệu quả hơn.
Vui vẻ với mọi người là một cách tuyệt vời để các cá nhân tìm hiểu về những đặc điểm, sở thích, sở đoản và phát triển những thói quen và quy tắc bất thành văn giúp hỗ trợ sự hiểu biết lẫn nhau. Kiến thức này cho phép họ hiểu rõ hơn về ranh giới, điểm mạnh và điểm yếu của nhau.
Một nghiên cứu năm 2015 của Trung tâm lợi thế cạnh tranh trong kinh tế toàn cầu thuộc Đại học Warwick cho thấy những nhân viên hạnh phúc hơn có năng suất cao hơn trung bình 12% và trong một số trường hợp lên tới 20% so với nhóm bị kiểm soát.
Sự khác biệt này rất có ý nghĩa về mặt vĩ mô, GDP quốc gia hoặc tăng trưởng kinh tế (nhờ hiệu suất) tăng 3% hoặc hơn được coi là kết quả rất lớn.
Khi một nhân viên cảm thấy chán nản hoặc buồn vì bất kỳ lý do gì, động lực của họ giảm xuống, họ có thể thu mình lại và giao tiếp ít hơn và nói chung có thể kém năng suất hơn.
Sẽ luôn có những sự kiện không thể tránh khỏi trong cuộc sống khiến chúng ta không vui, nhưng chúng ta vượt qua và hồi phục nhanh hơn khi được bao quanh bởi hạnh phúc, sự hỗ trợ và tình bạn.
Xét trong trường hợp nhân sự cấp cao, còn nhớ trong bài phỏng vấn cách đây không lâu, Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng chia sẻ về việc tìm kiếm nhân tài. Ông cho biết với giáo sư Vũ Hà Văn với cách thuyết phục chân thành và mong ước “mong muốn làm cái gì đó tốt đẹp cho quê hương” cùng câu kết “Anh có dám làm không?” thì vị giáo sư chỉ trả lời ngắn gọn: “Chơi thôi”!
“Đúng vậy, các anh trí thức ở nước ngoài về đây nói rõ luôn không phải vì tiền, vì lương mình trả ban đầu có trường hợp còn thấp hơn so với những gì họ nhận ở nước ngoài. Có những bạn chuyên gia đang làm cho nước ngoài, làm được rất nhiều thứ nhưng đều phải đứng dưới tên của người nước ngoài, vì vậy họ muốn về với chúng tôi để được cống hiến, để được chính danh”, ông Vượng cho biết. Có thể xem đây cũng là một dạng niềm vui khi được cống hiến, được công nhận – một động lực lớn hơn cả tiền.
Trong danh sách 100 doanh nghiệp công dân (Just 100) do tạp chí Forbes bình chọn, những tập đoàn thế giới đều đạt được sự cân bằng như ông Tài chia sẻ. Đây là những công ty thể hiện tốt nhất trong các mảng: Nhân công, khách hàng và đối đãi với cộng đồng, tác động đến môi trường, tạo việc làm, chất lượng sản phẩm và năng lực lãnh đạo.
Nhờ áp dụng một công thức, TGDĐ, Vingroup tìm và giữ được nhân tài như cách các tập đoàn lớn nhất thế giới Microsoft, Intel, Alphabet... đang làm - Ảnh 2.
Ảnh: Cafebiz
Đứng đầu danh sách Just 100 này là Microsoft với xếp vị trí đãi ngộ nhân viên đứng thứ 2 thế giới và số 1 về môi trường. Alphabetxepes thứ 3 với điểm chấm cho nhân viên và khách hàng thứ 11.
“Tỉ lệ nghỉ việc của chúng tôi dao động khoảng 5% trên toàn cầu, trong khi hầu hết các công ty công nghệ đang ở 8% đến 15%“, phó chủ tịch Nvidia cho biết. Nvidia đứng đầu về đãi ngộ nhân viên và 33 về quan tâm đến môi trường trên toàn cầu. Tập đoàn này cũng vượt trên cả Apple, Facebook, Amazon trong bảng xếp hạng của Forbes.
Chuyện mời người tài của tỷ phú Phạm Nhật Vượng
Trong nhiều năm gần đây, ‘ Phạm Nhật Vượng ‘ và ‘Vingroup’ đã trở thành những từ khóa nóng bỏng trên Google với nhiều sự kiện đình đám, như ra mắt xe hơi VinFast tại Paris, giới thiệu những mẫu xe máy điện VinFast, ra mắt điện thoại thông minh Vsmart, khánh thành hạng mục đầu tiên của tòa nhà chọc trời Landmark…
Để làm được điều này, điều mà Vingroup không thể thiếu chính là những nhân tài. Trong một bài viết trên báo Tuổi trẻ năm 2019, tỷ phú Phạm Nhật Vượng từng chia sẻ để thu hút được người tài thì cách làm duy nhất của ông tinh thần yêu nước và trao quyền.
Cụ thể sau nghe tin giáo sư Vũ Hà Văn là người rất giỏi hiện đang về nước và nghỉ ngơi tại Đà Nẵng, ông Vượng ngay lập tức cử vị phó tổng giám đốc phụ trách vào gặp và chia sẻ với anh ấy mong muốn của chuyển hướng sang công nghệ của mình.
Dàn nữ tướng tài giỏi bên cạnh chủ tịch Phạm Nhật Vượng
Ông Vượng nhớ lại: “Cô ấy báo về với tôi là anh Văn muốn gặp anh Vượng để nghe thêm. Ok, gặp ngay. Thế là anh Văn ra Hà Nội. Tôi nói hết là mình muốn gì, như đã nói ở trên về chuyện quyết định chuyển sang công nghệ và tôi kết: “Anh có dám làm không?”. Anh Văn trả lời ngắn gọn: “Chơi thôi”!
Con người đấy (giáo sư Vũ Hà Văn) cũng rất tâm huyết. Anh ấy tâm sự rằng: “Tôi từ xưa đến nay rất muốn làm một cái gì đó cho đất nước nhưng mà chưa có điều kiện, chưa có cơ hội. Còn bây giờ tôi thấy là như thế này tôi có thể làm được”.
Giáo sư Vũ Hà Văn chỉ là một trong nhiều giáo sư và nhà khoa học cùng tham gia với Vingroup. Tập đoàn này cũng đã thành lập hội đồng khoa học mà nhiều giáo sư đã nhận lời tham gia như: GS Dương Nguyên Vũ (Air traffic control, AI, NTU, Singapore), GS Ngô Bảo Châu (Mathematics, U. Chicago), GS Phan Dương Hiệu (Cryptography, U. Limoges, France), GS Trần Duy Trác (Electrical Engineering, Machine Learning, AI, John Hopkins), GS Đỗ Ngọc Minh (Electrical Engineering, Machine Learning, AI, UIUC), GS Nguyễn Thục Quyên (BioChemistry, UC Santa Barbara)…
Ngoài ra, có một vài nhân sự cao cấp Việt kiều hiện đang là những người kiến trúc chính cho Microsoft chuyên về điện toán đám mây cho doanh nghiệp.
Theo ông Vượng, lý do khiến những nhân tài Việt Nam trở về không phải vì tiền, bởi lương Vingroup trả ban đầu có trường hợp còn thấp hơn so với những gì họ nhận ở nước ngoài. Họ trở về vì được cống hiến, được ghi nhận chính danh thay vì làm được rất nhiều thứ nhưng đều phải đứng dưới tên của người nước ngoài.