XT18 | Cổ nhân dạy “Nghèo không sửa cửa, giàu không dời mộ”: Tại sao lại khẳng định như vậy?


Thứ năm - 22/09/2022 08:56

Cổ nhân dạy “Nghèo không sửa cửa, giàu không dời mộ”: Tại sao lại khẳng định như vậy?

Người xưa quan niệm cửa chính là khuôn mặt và cũng là phong thủy của ngôi nhà. Nhiều người cho rằng, sở dĩ gia đình mình mãi nghèo là do phong thủy không tốt, vì thế họ mong muốn có thể thông qua việc sửa cửa để thay đổi tài vận. Tuy nhiên, cổ nhân lại dạy “Nghèo không sửa cửa, giàu không dời mộ”, tại sao lại khẳng định điều này?
Hầu hết những câu ca dao, tục ngữ đều là những câu nói được dân gian sáng tạo ra dựa theo những kinh nghiệm, trải nghiệm và tình huống ngoài đời thực. Sau đó, những câu nói này sẽ người truyền người từ thế hệ này sang thế hệ khác, trở thành những kho tàng quý giá từ thời xa xưa. Những câu nói này có thể phản ánh về cách sống, đạo làm người, về mối quan hệ vợ chồng, gia đình, cách ăn nói, đi đứng…

Đặc biệt, liên quan đến vấn đề giàu nghèo, người xưa cũng đã đúc kết ra rất nhiều câu nói, trong đó phải kể đến câu “Nghèo không sửa cửa, giàu không dời mộ”. Vậy, câu nói này có nghĩa là gì và tại sao người xưa lại khẳng định như vậy?


“Nghèo không sửa cửa” có nghĩa là gì?

  • Sống trên đời này, ai cũng mong muốn sẽ có được một cuộc sống sung túc, đủ đầy. Thậm chí có rất nhiều người còn mang trong mình ước mơ có thể “đổi đời” chỉ sau một đêm. Họ mong muốn có thể trở nên giàu có một cách nhanh chóng thông qua việc thay đổi “mặt tiền” của ngôi nhà - nơi mà mình đang sinh sống.

Theo quan niệm của người xưa, cửa chính của ngôi nhà được xem là “khuôn mặt” và phong thủy. Ảnh minh họa

  • Theo quan niệm của người xưa, cửa chính của ngôi nhà được xem là “khuôn mặt” và phong thủy. Có câu nói “nhà cao cửa rộng” ý chỉ cuộc sống giàu có, sung túc, gia đình phú quý. Vì thế, nhiều người cho rằng: Cửa chính là nơi hút lộc của gia đình. Xét theo góc độ phong thủy, rất nhiều người nghĩ sở dĩ gia đình mình nghèo khó là bởi phong thủy không tốt. Vì thế, họ muốn thông qua việc sửa sang lại “mặt tiền” để thay đổi vận mệnh của bản thân và cả gia đình.
  • Tuy nhiên, người xưa lại truyền rằng “nghèo không sửa cửa”. Câu nói này mang ý nghĩa rằng, dù bên ngoài của một số gia đình có vẻ hoành tráng và cao sang nhưng thực chất, đó chỉ là cái hộp rỗng bên ngoài, bên trong trống trơn và không có gì đáng giá. Vốn dĩ kinh tế gia đình đã nghèo khó, tiền bạc không có nhưng lại thích thể hiện, “vung tay quá trán” để làm một cái cửa thật hoành tráng và rộng rãi, đây là một hành động thừa thãi, không hề có tác dụng gì đối với những gia đình nghèo, ngược lại chỉ khiến họ thêm khó khăn, áp lực kinh tế trên vai càng thêm nặng nề.
  • Thực tế khi xây nhà, người ta cũng thường rất chú ý đến vị trí cửa và hướng của ngôi nhà. Đồng thời, kích thước của cửa cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm. Và tất nhiên, tất cả những yếu tố này đều được người xưa xác định thông qua những kinh nghiệm và quan niệm phong thủy. Không chỉ việc xây nhà bình thường, ngay cả khi tiến hành xây dựng những tòa nhà lớn, tòa cao ốc hay tòa nhà văn phòng cao cấp với số vốn lớn, trình độ cao cũng không hề ngoại lệ. Có thể nói, cửa nhà là thứ mà mỗi người, mỗi gia đình không được tùy tiện sửa đổi, nếu cứ cố chấp làm theo có thể mang xui xẻo, tai họa đến cho bản thân và gia đình. Vì thế cổ nhân mới răn dạy “Nghèo không sửa cửa”.

Thực tế khi xây nhà, người ta cũng thường rất chú ý đến vị trí cửa và hướng của ngôi nhà. Ảnh minh họa


“Giàu không dời mộ” có nghĩa là gì?

  • Câu này nếu như hiểu đơn giản có nghĩa là, nếu như có cuộc sống giàu sang rồi, mỗi gia đình không thể tùy tiện di dời phần mộ tổ tiên của mình. Người xưa quan niệm rằng, sở dĩ bạn giàu có và sung túc, có thể phát tài, hưởng phúc đức là do được tổ tiên phù hộ. Đó chính là “phúc phận” mà tổ tiên của bạn đã tích lũy từ trước để dành lại cho con cháu đời sau.
  • Câu nói “Giàu không dời mộ” còn có một ý nghĩa khác đó là, dù gia đình có phát đạt giàu có, tài lộc thu về nhiều đến đâu thì cũng không được lấy đó làm kiêu ngạo, đắc ý, sau đó tùy tiện di dời phần mộ tổ tiên. Hiểu sâu xa hơn là, làm người phải biết khiêm tốn, biết kính trọng tổ tiên, biết “uống nước nhớ nguồn”, nhớ về nguồn cội của mình. Nếu cứ cố tình làm trái ý trời, gia đình sẽ ngày càng xuống dốc và lụi bại, dù có giàu có đến mấy cũng theo cơn gió cuốn bay hết đi.
  • Vậy, câu tục ngữ “Nghèo không sửa cửa, giàu không dời mộ” được người xưa quan niệm dựa vào cuộc sống thời đó, nếu như đặt vào xã hội hiện đại ngày nay liệu còn đúng hay không?


Câu nói “Giàu không dời mộ” còn có một ý nghĩa khác đó là, dù gia đình có phát đạt giàu có, tài lộc thu về nhiều đến đâu thì cũng không được lấy đó làm kiêu ngạo, đắc ý, sau đó tùy tiện di dời phần mộ tổ tiên. Ảnh minh họa

  • Thực tế trong cuộc sống ngày nay, có rất nhiều câu thành ngữ, tục ngữ đã được truyền từ đời này sang đời khác. Đa phần những câu nói này đã bị mất đi những ý nghĩa ban đầu muốn truyền tải; không những thế nó còn bị người đời sau thêm thắp những hàm nghĩa mới sao cho phù hợp. Có một số là hàm ý mê tín dị đoan nhưng cũng có những câu lại chỉ dẫn, khuyên nhủ người đời sau nên không ngừng phấn đấu và nỗ lực.
  • Do đó, đây cũng chính là câu nói không thể phán định câu “Nghèo không sửa cửa, giàu không dời mộ” là đúng hay sai hoàn toàn. Bởi câu nói trên đều có hai mặt tích cực và tiêu cực, đối với xã hội ngày nay vẫn có phần nào đúng đắn và chính xác. Nếu không như thế, làm sao mà câu “Nghèo không sửa cửa, giàu không dời mộ” có thể lưu truyền từ đời này sang đời suốt cả trăm năm, cả ngàn năm như vậy? Bên cạnh đó, việc câu nói này có đáng tin hay không cũng còn tùy thuộc vào tư tưởng quan niệm của từng người.
Xem thêm:

Nguồn tin: Theo Reatimes.vn

CHIA SẺ:

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn:

Những tin cũ hơn:

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây