XT18 | Cường độ chịu kéo của thép là gì?


Thứ hai - 12/12/2022 14:20
Thép là vật liệu quan trọng có tính ứng dụng cao trong đời sống, sản xuất như: sử dụng trong xây dựng, để sản xuất bu lông, đai ốc,…
Để được ứng dụng vào đời sống và sản xuất thì trước hết phải xác định được cường độ chịu kéo của thép để đảm bảo tính an toàn trong sản xuất và sử dụng. Vậy cường độ chịu kéo của thép là gì? Hãy cùng xt18.com.vn tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Nội dung bài viết
  1. Cường độ chịu kéo của thép là gì?
  2. Cách tính cường độ chịu kéo của thép
  3. Cách tăng cường độ chịu kéo của thép
  4. Đo cường độ chịu kéo của thép như thế nào?
  5. Cường độ chịu kéo của thép trong sản xuất bu lông

Cường độ chịu kéo của thép là gì?
Cường độ chịu kéo của thép được hiểu theo nghĩa đơn giản là khả năng chịu lực kéo đứt của thép. Hiểu một cách khoa học và chính xác hơn thì cường độ chịu kéo của thép chính là số lượng ứng suất kéo dài hoặc kéo căng mà thép có thể chịu được trước khi bị kéo đứt hoàn toàn, nứt hoặc vỡ.

Cường độ chịu kéo của thép là một tính chất vô cùng quan trọng của thép, bởi nó giúp chúng ta có thể tính toán được việc sử dụng thép sao cho hợp lý đối với mỗi ứng dụng như xây dựng các công trình, sản xuất bu lông, ốc vít,…


Cách tính cường độ chịu kéo của thép
Cường độ chịu kéo của thép được tính bằng cách sử dụng lực tác động kéo lên thép với biên độ tăng dần đến khi thép đứt hoàn toàn. Đơn vị tính của cường độ chịu kéo của thép là kg/cm2 hoặc N/mm2.

Bài viết liên quan

Cách tăng cường độ chịu kéo của thép
Câu hỏi đặt ra ở đây là có thể gia tăng cường độ chịu kéo cho thép hay không? Nếu có thì làm bằng cách nào?

Hiện nay, với công nghệ tiên tiến việc tăng cường độ chịu kéo của thép là có thể và phương pháp để gia tăng đó là sử dụng phương pháp nhiệt luyện thép. Phương pháp này có thể áp dụng được đối với các thành phẩm được tạo ra từ thép.


Đo cường độ chịu kéo của thép như thế nào?
Để đo được cường độ chịu kéo của thép người ta đưa sản phẩm cần đo vào hàm máy kéo để thực hiện kéo căng bằng phương pháp phân tách dần hàm. Thực hiện kéo căng đến khi sản phẩm cần đo bị kéo đứt hoàn toàn để xác định được cường độ chịu kéo của thép.

Khi tác động ứng suất kéo căng cho sản phẩm thử bằng thép, nó sẽ bị biến dạng hoặc giãn ra. Khi đạt tới độ căng nhất định, sản phẩm thử sẽ trở lại độ dài ban đầu.

Còn khi tác động với ứng suất kéo đủ lớn để làm biến dạng thép thì mặt cắt ngang của thép sẽ bị giảm và tăng sức chịu đựng lên. Cho đến khi không chịu được lực kéo thì sẽ làm cho thép bị đứt hoàn toàn.

Khả năng chống đứt gãy dưới ứng suất kéo của sản phẩm là thông số quan trọng và được các chuyên gia đo lường một cách cẩn thận trước khi đưa vào sử dụng đối với mọi vật liệu nói chung và sản phẩm làm từ thép nói riêng.

Căn cứ vào cường độ chịu kéo của thép để quyết định việc sử dụng vật liệu dẻo hay vật liệu cứng. Đồng thời, giúp xác định được tải trọng mà vật liệu có thể chịu đựng, giảm thiểu rủi ro trong quá trình sử dụng.

Cường độ chịu kéo của thép trong sản xuất bu lông
Hiện nay, bu lông được sử dụng nhiều trong các công trình xây dựng, với 3 loại chủ yếu là: bulông tinh thô, bu lông thường và bu lông cường độ cao. Tuy nhiên, bu lông thường và bu lông cường độ cao được sử dụng phổ biến hơn.

+ Trong sản xuất bu lông thường dựa theo tiêu chuẩn ASTM A307 đối với vật liệu là thép có hàm lượng carbon và độ bền thấp. Cường độ chịu kéo của thép dùng để chế tạo bu lông thường là 420Mpa.

+ Còn đối với sản xuất bu lông cường độ cao thì các chuyên gia dựa theo theo tiêu chuẩn A325/A325M hoặc tiêu chuẩn A490/A490M. Loại thép dùng để sản xuất bu lông loại này là thép có độ bền cao. Dựa theo tiêu chuẩn trên thì khi chế tạo bu lông có đường kính d = 16 ÷ 27 mm cường độ chịu lực của thép phải đạt Fub = 830Mpa; với bu lông có đường kính d = 30 ÷ 36mm thì cường độ chịu lực của thép phải đạt Fub = 725Mpa.

Trên đây là toàn bộ thông tin về cường độ chịu kéo của thép. Hy vọng qua bài viết sẽ giúp bạn biết được cường độ chịu kéo của thép là gì? Cách tính cường độ chịu thép? Để tăng cường độ chịu thép như thế nào? Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi

 

Xem thêm địa điểm đầu tư bất động sản công nghiệp :

CHIA SẺ:

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây