XT18 | CÁCH TÍNH DIỆN TÍCH XÂY DỰNG


Thứ hai - 25/04/2016 20:10

CÁCH TÍNH DIỆN TÍCH XÂY DỰNG

“ Đây là một trong số những bài tư vấn trên Sài Gòn Tiếp Thị của KS. Trần Chiến Thắng, Giám đốc Công ty TNHH Tư vấn Xây dựng DỰ TOÁN. Có khác biệt đôi chút giữa ngôn ngữ báo chí và ngôn ngữ kỹ thuật.

Đây là câu chuyện trong nghề đã được đăng trên Sài Gòn Tiếp Thị, xin được trích lại nguyên văn

Hơn 11h khuya còn có người gõ cửa: KS. thông cảm vì giờ đã khuya, nhưng ngày mai đã động thổ nên tôi phải hỏi cho rõ ràng

Ông Huy đã thỏa thuận giá cả xong xuôi với nhà thầu. Nhưng khi nhà thầu đưa hợp đồng, ông thấy diện tích nhà thầu tính lớn hơn diện tích ghi trong giấy phép rất nhiều. Tôi cảm thấy như bị lừa. Nên tôi phải hỏi cho ra lẽ chứ làm với nhau mà cứ ấm ức thì không thể làm được.

Mọi người đều biết giá thông dụng trên thị trường. Nhưng giá đó tính với diện tích nào? Tại sao diện tích nhà thầu tính luôn lớn hơn tổng diện tích sàn các tầng? Diện tích nhà thầu tính còn tính phần móng và mái nữa. Tính vậy có đúng không? Tại sao?”

Tính diện tích sàn xây dựng như thế nào?

Thực ra, cách tính diện tích và giá hoàn toàn là do thỏa thuận. Cũng như khi mua trứng hay trái cây. Nếu tính chục (12) thì người bán bán với giá 1.000đ/quả tổng tiền 1 chục là 12.000đ, nếu tính chục (10) thì họ bán với giá 1.200đ/quả, tổng tiền cho 1 chục trứng vẫn là 12.000 đ. Cách tính diện tích và đơn giá xây dựng cũng tương tự như thế. Một ngôi nhà được xây từ móng lên sàn các tầng rồi đến mái, mọi thứ làm lên ngôi nhà đều cần phải được tính toán. Xuất phát từ quan điểm đó mà hiện nay các bên tham gia từ nhà thầu, chủ đầu tư đều tính toán diện tích sàn xây dựng dựa trên một cách tính thông dụng.

Diện tích sàn xây dựng = diện tích sàn sử dụng + diện tích khác (phần móng, mái, sân, tầng hầm)

- Diện tích sàn sử dụng: Diện tích sử dụng có mái (BTCT, tôn, ngói đóng trần, ngói dưới là sàn BTCT trên mới lợp mái ... tóm lại là cứ chỗ nào lợp mái, bao gồm cả ô cầu thang, giếng trời ...) tính 100%.

- Diện tích khác:

• Móng, dầm giằng, bể nước, bể phốt, hố ga:

+ Móng đơn: 20%-25% trệt

+ Móng băng, móng bè: 40%-60% tầng trệt

+ Móng cọc: 30%-40% tầng trệt. Móng cọc nền BTCT, hầm phân hố ga BTCT treo vào đài và dầm giằng: 50-70%

+ Phần diện tích tầng hầm có độ sâu từ 1.0 đến 1.5 m so với code vỉa hè tính 150% diện tích;

Phần diện tích tầng hầm có độ sâu từ 1.5 đến 2.0 so với code vỉa hè tính 170% diện tích;

Phần diện tích tầng hầm có độ sâu từ 2.0 trở lên so với code vỉa hè tính 200% diện tích;

• Mái

+ Sân thượng có giàn bông, lát nền và xây tường bao cao 1m: 75%-100% tùy độ phức tạp

+ Sân thượng lát nền và xây tường bao cao 1m: tính 50%

+ Mái: láng, chống thấm, xây bao cao 20-30cm tính 15%; chống nóng, xây cao tính 30%-50%.

+ Mái ngói trần thạch cao: tính thêm 25%

+ Đổ bê tông lợp mái bên trên hoặc dán ngói: tính thêm từ 50-75%

• Sân: nếu có sân: tính 50% diện tích

Ví dụ: Nhà phố 3 tầng, 1 tum, móng cọc BTCT, mỗi tầng có 100m2 sàn, diện tích tum 30m2, giàn bông phía trước tầng mái 40m2, sân thượng phía sau 30m2, xây cao 1m.

Tổng dt sàn xây dựng = diện tích sàn sử dụng + diện tích khác (móng, giàn bông, sân thượng)

Diện tích sàn sử dụng = 3*100+30 (dt tum) = 330m2

Diện tích móng = 30%*100 = 30m2

Diện tích giàn bông, sân thượng = 75%*40+50%*30 = 30+15=45m2

Tổng dt sàn xây dựng = 405m2.

Hy vọng rằng bài viết này giải tỏa được những khúc mắc bấy lâu của quý cô bác anh chị. Chúc quý cô bác, anh chị sớm có một ngôi nhà như ý.

 Mọi yêu cầu thiết kế thi công  xin vui lòng liên hệ :
 
   Hotline : 0949 319 769
Email : thuyhungphat68@gmail.com
CHIA SẺ:

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây