Học, Học Nữa, Học Mãihttps://xt18.com.vn/uploads/logo-thp.png
Thứ sáu - 23/09/2022 04:27
Trong cuộc sống, nhiều người bị mắc căn bệnh chung đó là quá vội vàng. Hầu hết mọi người đều chạy đua với thời gian, tất cả mọi việc lúc nào cũng phải nhanh nhanh chóng chóng, cứ tưởng như chỉ cần chậm một giây thôi sẽ khiến mọi sự đều thất bại.
Ví dụ như, ăn sáng cũng phải nhanh, nếu không đi làm sẽ bị muộn giờ. Hẹn hò cũng phải nhanh chóng để còn về nhà cày KPI. Du lịch cũng phải vội vàng để còn tranh thủ hoàn thành nốt công việc, ngắm cảnh chưa đủ lâu cũng đã vội rời đi, chụp bức ảnh cũng qua loa cho có mà thôi...
Việc gì cũng vội vàng, nhanh chóng khiến chúng ta vô tình bỏ lỡ rất nhiều điều tốt đẹp. Khi chúng ta mải mê chạy theo những bộn bề của cuộc sống, những thứ tươi đẹp ở xung quanh cũng sẽ dần bỏ ta mà đi. Giống như câu nói nổi tiếng của Khổng Tử: “Không muốn tốc, không thấy lợi ích nhỏ, dục tốc bất đạt, thấy lợi ích nhỏ thì đại sự không thành”.
Hiểu đơn giản có nghĩa là, làm việc không nên quá theo đuổi tốc độ, không nên vội vàng vì những cái trước mắt. Chỉ có dày công tích tài năng thì mới có thể có được điều mình muốn. Quan trọng là, điều kiện đầu tiên của sự thành công chính là tích lũy, dùng ít mà được nhiều, chậm nhưng chắc mà lại nhanh.
Thực tế, câu nói này xuất phát từ "luận ngữ" và là một câu mà Khổng Tử từng nói với Tử Hạ. Quay về thời xa xưa, Tử Hạ vốn là một vị quan viên địa phương. Cảm thấy hoang mang và lo lắng về công việc cũng như tương lai của mình, Tử Hạ đã đến thăm Khổng Tử, hi vọng có thể nhận được lời khuyên cũng như sự trợ giúp.
Sau khi nghe rõ vấn đề của Tử Hạ, Khổng Tử nói rằng: “Nếu như đã chọn con đường chính trị, nên có một chút kiên nhẫn. Đồng thời, cần phải biết nhìn xa trông rộng, vững bước cầu tiến, không thể vội vàng và muốn có lợi, nếu không cuối cùng chỉ có thể không đạt được tốc, thậm chí tất cả những nỗ lực phía trước đều thành kiếm củi ba năm thiêu một giờ”.
Nếu muốn đi được vạn dặm xa xôi, phải hiểu và nắm rõ được đạo lý dục tốc bất đạt ở trên. Ảnh minh họa
Nghe xong những lời dạy dỗ của Khổng Tử, Tử Hạ như bừng tỉnh khỏi cơn mê. Kể từ đó, Tử Hạ luôn hết mình làm việc chăm chỉ cần củ, không sốt sắng vội vàng nữa. Từ câu chuyện này có thể thấy được, những người theo đổi tốc độ hầu hết đều không có kế hoạch ổn định lâu dài. Những người này muốn hoàn thành mục tiêu cũng rất khó. Vì thế, nếu muốn đi được vạn dặm xa xôi, phải hiểu và nắm rõ được đạo lý dục tốc bất đạt ở trên.
Hợp thời mà hành động, thành công nắm trong tay
Gặp phải chuyện mà nhanh nhanh chóng chóng sẽ rất dễ mắc sai lầm. Triệu Dự đời nhà Minh đảm nhiệm chức Thái thú Tùng Giang phủ. Mỗi lần có ai đó đến kiện tụng, sau khi hiểu rõ sự tình, nếu cảm thấy vụ việc không khẩn cấp, ông sẽ để cho bọn họ ngày mai trở lại. Theo thời gian, người dân đều chê cười ông; thậm chí trong dân gian còn lưu truyền câu tục ngữ “Tùng Giang Thái Thú ngày mai”.
Thực tế, người ta không thể nào biết được rằng, nhiều người đến kiện tụng có thể chỉ là vì nhất thời tức giận, chỉ cần qua một đêm họ sẽ suy nghĩ khác, cảm thấy hết giận, hối hận và sẽ không kiện tụng nữa. Để họ trở về nhà, ngày mai sẽ đến đồng nghĩa với việc cho họ thời gian và không gian suy nghĩ, hiểu rõ ràng tình huống trước sau, không nên chỉ vì một phút bốc đồng mà dẫn đến sai lầm.
Hành động của Triệu Dự là vì nghĩ cho người khác, vừa có thể cứu người, lại vừa tránh để bản thân bề bộn mà phán đoán sai lầm. Khi không hiểu đầy đủ tình huống thường sẽ tùy tiện hành động. Thận trọng chưa bao giờ là thừa, cũng giúp con người ta tránh được sự thất bại.
Chỉ khi dành thời gian để tĩnh tâm, từ từ suy nghĩ và tìm cách thì con người ta mới có thể thức thời mà hành động. Ảnh minh họa Dục tốc bất đạt, thế gian sự tình vốn có hàng nghìn hàng vạn, việc phạm sai lầm là không thể tránh khỏi. Chỉ khi dành thời gian để tĩnh tâm, từ từ suy nghĩ và tìm cách thì con người ta mới có thể thức thời mà hành động.
Dùng chậm để thắng người
Trong lịch sử có rất nhiều người luôn nóng lòng mong có được thành công, cũng có người lại mưu kế sâu xa, dùng chậm để thắng người. Điển hình như Gia Cát Lượng khom người cày cấy ở Nam Dương, không vì tham vọng mãnh liệt của mình mà chọn lựa sớm tham gia võ đài chính trị. Lưu Bị một lòng mưu cầu đại nghiệp, dù thời gian là vàng là bạc cũng không từ bỏ khi lần đầu tiên tìm gặp Gia Cát Lượng đã bị cản trở và từ chối.
Cả Lưu Bị và Gia Cát Lượng đều biết dục tốc sẽ bất đạt, ba lần đến mời không chỉ thử thách sự kiên nhẫn của Lưu Bị mà còn thể hiện tầm nhìn xa trông rộng của Gia Cát Lượng. Họ đều biết rằng, nếu một người đến kiên nhẫn cũng không làm được thì sẽ chẳng đi được xa, tương lai không thể gây dựng lên vương triều Thục Hán.
Trong lịch sử có rất nhiều người luôn nóng lòng mong có được thành công, cũng có người lại mưu kế sâu xa, dùng chậm để thắng người. Ảnh minh họa
Hành động và suy nghĩ chậm lại, đó là một loại trí tuệ ở đời. Lấy tĩnh chế động mới là bậc trí giả. Thời đại ngày nay khi mọi việc đều diễn ra nhanh chóng, mọi người đều vội vội vàng vàng thường vô tình quên mất lý do để bắt đầu. Những người đi quá nhanh liền trở thành “dục tốc thì bất đạt”, câu tiếp theo là “thấy lợi ích nhỏ thì đại sự không thành”, cuối cùng thành kẻ vô tích sự.
Do đó, mỗi người chúng ta hãy cố gắng làm chậm lại, suy nghĩ thật kỹ càng. Chậm rãi là sự dừng chân của những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Ổn mà tư tiến, chậm nhưng đầy hứa hẹn mới là cách sống đúng đắn. Từ từ mà làm, góp ít thành nhiều, thành công lớn dần sẽ trở nên rực rỡ.