XT18 | Cổ nhân dạy “Chọn vợ không chọn gái ngẩng đầu, lấy chồng không lấy trai cúi mặt”: Tại sao lại khẳng định như vậy?


Thứ năm - 22/09/2022 23:46

Cổ nhân dạy “Chọn vợ không chọn gái ngẩng đầu, lấy chồng không lấy trai cúi mặt”: Tại sao lại khẳng định như vậy?

Kết hôn là việc quan trọng cả đời, vì thế việc tìm được một người vợ/chồng phù hợp có thể gắn bó lâu dài là việc vô cùng quan trọng. Liên quan đến vấn đề này, người xưa dạy rằng “Chọn vợ không chọn gái ngẩng đầu, lấy chồng không lấy trai cúi mặt”. Vậy, tại sao cổ nhân lại khẳng định như thế?
Câu nói “Chọn vợ không chọn gái ngẩng đầu, lấy chồng không lấy trai cúi mặt” là bài học đáng suy ngẫm về việc chọn vợ chọn chồng đáng suy ngẫm, không chỉ dành cho lớp nam thanh nữ tú mà những ai đã thành gia lập thất cũng nên tham khảo và chiêm nghiệm.

“Chọn vợ không chọn gái ngẩng đầu” có nghĩa là gì?

  • Trong câu nói này, cụm từ “gái ngẩng đầu” ý chỉ người phụ nữ không màng đến đạo lý, sống cao ngạo, chỉ biết đến bản thân mình mà không biết cách đối nhân xử thế. Những người phụ nữ này có suy nghĩ hoặc hành vi thường dựa trên tính cách quá mạnh mẽ, cố chấp. Họ rất khó để có thể hành xử một cách tiêu chuẩn, ôn hòa, dịu dàng, lễ phép như những người phụ nữ bình thường khác.

Câu nói “Chọn vợ không chọn gái ngẩng đầu, lấy chồng không lấy trai cúi mặt” là bài học đáng suy ngẫm về việc chọn vợ chọn chồng đáng suy ngẫm. Ảnh minh họa

  • Trong một gia đình, nếu mà người vợ quá cao ngạo, thích chèn ép và lên mặt với chồng, gia đình đó khó có thể êm ấm. Điều này cũng sẽ dẫn tới tình trạng “âm thịnh dương suy”, “người chồng chưa già đã yếu”; thậm chí nếu không để ý một chút, con cái cũng khó bề dạy bảo, sau này khó mà thành người.
  • Vì thế, trong Kinh Dịch có đoạn rằng: “Âm tuy hữu mỹ, hàm chi dĩ tòng vương sự, phất cảm thành dã. Địa đạo dã, thê đạo dã, thần đạo dã”. Ý nghĩa của câu nói này đó là: Cái “ m” mặc dù có đức đẹp nhưng chỉ nên cất giữ mà không nên để lộ. Vì thế, mỗi người nên lấy nó để giúp cho sự nghiệp chung của mình, không nên nhận sự thành công có là của mình. Đây chính là đạo lý của trời, đạo lý của người vợ nói chung và cũng là đạo lý của bề tôi trung với vua.
  • Chính vì thế, một người phụ nữ cho dù có tài sắc vẹn toàn, gia thế hơn người đi chăng nữa cũng phải hiểu được đạo lý khiêm nhường, không nên kiêu ngạo. Người xưa cũng ví von rằng “Nhà có vợ hiền như quốc gia có tể tướng tài đức”. Là một người vợ nên chăm chút công việc gia đình, chăm lo con cái, hành xử bằng đức hạnh của mình. Có những lúc, họ cần phải biết lấy nhu để khắc cương, vừa ôn nhu mềm mỏng và vẫn bảo toàn được đôi đường, xử lý mọi việc nhẹ nhàng, êm thấm.
  • Ở thời Tây Chu, Chu Công từng khuyên răn con mình rằng: “Con phải biết luật Trời rằng, bất cứ ai kiêu ngạo tự mãn sẽ mất hết, đồng thời người khiêm nhường sẽ được lợi. Người đời ai cũng trân trọng đức tính khiêm nhường, chẳng ai coi trọng tính kiêu căng ngạo mạn cả”. Bên cạnh đó, trong 64 quẻ của “Kinh Dịch”, mỗi quẻ đều có điềm hung, điềm cát, duy chỉ có quẻ 15, quẻ Khiêm (khiêm nhường) là không có điều hung, chỉ có điều cát, và là quẻ tốt nhất. Vì thế, cổ nhân có câu rằng “Thê hiền phu an”, vợ hiền đức thì chồng mới ít họa.

Chính vì thế, một người phụ nữ cho dù có tài sắc vẹn toàn, gia thế hơn người đi chăng nữa cũng phải hiểu được đạo lý khiêm nhường, không nên kiêu ngạo. Ảnh minh họa


Tại sao nói “Lấy chồng không lấy trai cúi mặt”?

  • Trong câu nói này, cụm từ “trai cúi mặt” ý chỉ những người đàn ông kém tự tin, làm gì cũng sợ hãi nhút nhát, không có chính kiến, thiếu quyết đoán. Đồng thời, cụm từ này cũng ám chỉ kiểu người không biết cố gắng và vươn lên.
  • Liên quan đến quan niệm này, người xưa có câu rằng: “Người đàn ông mà không có chí khí thì một việc làm cũng không thành.” Trong cuộc sống, đàn ông không chỉ là trụ cột gia đình mà còn là người kiếm kế sinh nhau, nuôi sống gia đình mà còn là điểm tựa tinh thần cho mọi người ở trong gia đình. Ở trong nhà, những người đàn ông này sẽ trở thành tấm gương sáng cho con cái, giúp con mình hiểu được đạo nghĩa đối nhân xử thế. Ở ngoài xã hội, người đàn ông chịu trách nhiệm gánh vác việc công, có vai trò “định quốc, an dân”.
  • Vì thế, đã là đàn ông thì phải mạnh mẽ, quyết đoán. Nếu như gả cho người đàn ông yếu đuối hoặc lười nhác, thiếu trách nhiệm, người phụ nữ ấy sẽ vô cùng thiệt thòi và không bao giờ có được một cuộc sống tốt đẹp. Nguyên nhân bởi, người phụ nữ khi ấy sẽ phải một mình gồng gánh trách nhiệm và công việc của cả 2 người. Trong nhà, họ phải gánh vác việc nhà việc họ hàng lối xóm, ra ngoài xã hội họ lại phải tiếp tục gồng gánh để nuôi gia đình.

Thực tế câu nói “Chọn vợ không chọn gái ngẩng đầu, lấy chồng không lấy trai cúi mặt” cho đến tận ngày nay vẫn gần như giữ được nguyên giá trị. Ảnh minh họa

  • Có thể nói, dù người phụ nữ ấy có không mong muốn đi chăng nữa, họ vẫn phải sống trong cảnh âm thịnh dương suy. Trước kia, Ban Chiêu - nữ sử gia đầu tiên của Trung Hoa cũng từng bàn về đạo vợ chồng rằng: “Đặc tính âm-dương hai bên là bất đồng, hành vi nam-nữ cũng có sự khác biệt. Dương tính sẽ lấy cương cường làm phẩm cách, âm tính thì lấy ôn nhu làm biểu trưng; nam nhân lấy cường tráng làm cao quý, nữ nhân lấy mềm yếu làm mỹ lệ”.
  • Thực tế câu nói “Chọn vợ không chọn gái ngẩng đầu, lấy chồng không lấy trai cúi mặt” cho đến tận ngày nay vẫn gần như giữ được nguyên giá trị. Đây là một lời răn dạy, bề ngoài chỉ những người không đáng làm tri âm, giúp người ta có thể chọn vợ chọn chồng sao cho hợp ý để có thể chung sống lâu dài, gia đình lúc nào cũng hài hòa, hạnh phúc. Tuy nhiên, hàm ý sâu xa của câu nói này vốn nhắc về đạo nghĩa vợ chồng của người xưa: nam phải ra nam, nữ phải ra nữ – nữ phải có sự ôn nhu mềm mỏng của nhi nữ – nam phải có chí khí mạnh mẽ của bậc nam tử trượng phu.

Nguồn tin: Theo Reatimes.vn

CHIA SẺ:

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn:

Những tin cũ hơn:

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây