XT18 | Cổ nhân dạy “Chớ đi ngày bảy chớ về ngày ba”: Tại sao lại khẳng định như vậy?


Thứ sáu - 23/09/2022 04:53
Trong số những câu nói của người xưa, nổi tiếng nhất là câu “Chớ đi ngày bảy chớ về ngày ba”. Câu nói này thực sự phổ phiến ở những nước châu Á. Vậy, tại sao người xưa lại quan niệm như thế?
  • Từ thời xa xưa, ông bà ta đã dạy rằng: “Chớ đi ngày bảy, chớ về ngày ba”, hoặc “Mùng ba, mùng bảy tránh xa/Mười ba, mười tám cũng là không hay/Hăm hai, hăm bảy sáu ngày/Là Tam nương sát họa tai khôn lường”. Theo như câu nói này, người xưa quan niệm các ngày âm lịch đầu tháng vào ngày mùng 3, mùng 7 âm lịch, giữa tháng ngày 13,18 và cuối tháng ngày 22, 27 được coi là ngày xấu, tránh việc xuất hành, khởi sự, nếu cố làm việc gì cũng sẽ vất vả, không được việc. Như vậy, mỗi tháng sẽ có 6 ngày phải kiêng làm việc lớn.
  • Được biết, quan niệm kiêng kỵ này chỉ có ở một số nước châu Á và gọi đó là ngày Tam nương. Theo ca dao, số 3 và 7 chỉ là ước lệ cho những ngày lẻ. Cụ thể, theo quan niệm truyền thống, con số lẻ là những con số đơn độc, còn số chẵn mới là số có đôi có cặp. Chính vì thế, người xưa khuyên rằng làm việc gì cũng nên tránh sự đơn độc, làm như thế mới có thể đạt được thành công cao hơn, đặc biệt với những việc lớn như xuất hành, cưới hỏi hoặc làm việc lớn…
 

Theo như câu nói này, người xưa quan niệm các ngày âm lịch đầu tháng vào ngày mùng 3, mùng 7 âm lịch, giữa tháng ngày 13,18 và cuối tháng ngày 22, 27 được coi là ngày xấu, tránh việc xuất hành, khởi sự, nếu cố làm việc gì cũng sẽ vất vả, không được việc.

Bên cạnh đó, người Việt Nam cũng có quan niệm rằng, vào những ngày đó Ngọc Hoàng đã sai 3 cô gái xinh đẹp (chính là Tam Nương) xuống hạ giới để làm mê muội và thử lòng con người. Nếu như ai gặp phải Tam Nương, các cô này sẽ khiến người ta làm cho bỏ bê công việc, đam mê tửu sắc, cờ bạc… Đồng thời, câu nói này cũng như một lời nhắc nhở con cháu nên làm chủ trong mọi hoàn cảnh, nên chịu khó, cần cù làm việc cũng như học tập.

Xem thêm:
Bên cạnh đó, các ngày 5, 14, 23 lại được cho là ngày Nguyệt kỵ. Nếu như để ý kỹ một chút sẽ phát hiện, những ngày này cộng lại đều bằng 5. Chính vì thế, dân gian thường gọi những ngày này là “nửa đời, nửa đoạn”, vì thế dù làm việc gì vào những ngày này cũng chỉ giữa chừng, khó đạt được mục tiêu.
  • Không những thế, theo như quan niệm phi tinh trong cửu cung bát quái gồm có nhất bạch, nhị hắc, tam bích, tứ lục, ngũ hoàng, lục bạch, thất xích, bát bạch, cửu tử. Trong số cửu tinh này thì sao ngũ hoàng (thuộc trung cung) được cho là xấu nhất. Đáng chú ý, vận sao ngũ hoàng bay tới đâu mang họa tới đó. Cứ theo phi tinh 9 cung lại quay trở về ngũ hoàng.

 

Không những thế, theo như quan niệm phi tinh trong cửu cung bát quái gồm có nhất bạch, nhị hắc, tam bích, tứ lục, ngũ hoàng, lục bạch, thất xích, bát bạch, cửu tử. Ảnh minh họa
  • Đặc biệt nhất phải kể đến ngày 5 tháng 5 (chính là ngày trùng lặp Ngũ hoàng thổ), người ta thường nói “nen nét như rắn mùng 5”. Vào những ngày này, rắn sẽ không ra khỏi nhà bởi vì đây chính là thời gian mà phương lực ly tâm từ Trái Đất kết hợp với lực hấp dẫn từ Mặt Trăng, trong khi đó hướng tâm từ Mặt Trời và vũ trụ đều không bình thường gây cho rắn run sợ, ù tai, hoa mắt chóng mặt mà không dám ra ngoài. Tương truyền rằng, nếu như ai chặt được đầu rắn mùng 5 ra đường sẽ gặp nhiều may mắn.
  • Liên quan đến quan niệm này, ông Hà Thanh (Viện Nghiên cứu Ứng dụng Tiềm năng con người), quan niệm kiêng kỵ “Chớ đi ngày 7 chớ về ngày 3” còn phụ thuộc vào từng vùng miền, tùy theo từng địa phương. Ví dụ như, có những ngày tối kỵ về hôn nhân ở vùng này nhưng ở vùng khác đó lại là ngày đẹp, thích hợp để cưới gả. Việc kiêng kỵ vào các ngày Tam Nương thực tế vẫn chưa có ai kiểm chứng liệu đó có đúng là ngày xui xẻo hay không. Điều này chỉ đơn thuần xuất phát từ tín ngưỡng dân gian, đúng hay không còn trừu tượng, nên có tin hay không cũng tùy vào từng người.
  • Tuy nhiên, đạo Phật không kiêng kỵ những ngày này. Họ không phân biệt ngày xấu ngày tốt mà chỉ khuyên nhủ người dân nên ở hiền gặp lành, gieo nhân nào ắt gặt quả nấy. Những người làm thầy thường xem theo sách lịch (như lịch trạch cát, can chi có lưu truyền việc kiêng kỵ ngày tam nương), trong khi đó dân thì thường làm theo trào lưu xã hội. Thực tế, những phong tục truyền miệng thường không có nghiên cứu nào cho ra đáp số hẳn hoi, đồng thời cũng chưa có ai theo dõi, chiêm nghiệm để xem kết quả này có đúng hay sai.
Mặc dù lý giải những ngày Tam nương, Nguyệt kỵ là xấu, tuy nhiên các nhà nghiên cứu đều cho rằng, tính đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có ai kiểm chứng đây có chính xác là những ngày xui xẻo hay chưa. Ảnh minh họa
  • Có thể nói, mặc dù lý giải những ngày Tam nương, Nguyệt kỵ là xấu, tuy nhiên các nhà nghiên cứu đều cho rằng, tính đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có ai kiểm chứng đây có chính xác là những ngày xui xẻo hay chưa. Quan trọng cần phải nhắc lại đó là, quan niệm này chỉ đơn thuần xuất phát từ quan niệm của dân gian. Chính vì vậy, mọi người cũng không nên quá câu nệ, lệ thuộc vào những quan niệm này bởi nó sẽ dễ gây hỏng việc, đồng thời sa đà vào những trò mê tín dị đoan.
  • Cho đến ngày nay, quan niệm kiêng kỵ “chớ đi ngày 7 chớ về ngày 3” đã không còn phổ biến như xưa nữa. Đồng thời, cũng không còn nhiều người kiêng kỵ điều này như xưa nữa. Nguyên nhân bởi, đã có rất nhiều người chọn làm việc, khởi sự cũng như xuất hành vào ngày mùng 3, mùng 7 và thậm chí là những ngày Tam Nương khác mà mọi sự vẫn hanh thông. Nhiều người cho rằng, nếu như mọi người kiêng kỵ thì mình đi cho vắng vẻ, thoải mái. Tuy nhiên, vẫn có những người tuân theo quan niệm này, và cho rằng “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”.

Xem thêm địa điểm đầu tư bất động sản công nghiệp :

CHIA SẺ:

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn:

Những tin cũ hơn:

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây