Học, Học Nữa, Học Mãihttps://xt18.com.vn/uploads/logo-thp.png
Thứ sáu - 23/09/2022 10:56
Trong số những câu nói của người xưa có câu rằng: “Nghèo không đi đường thủy, giàu không nói chuyện ngoại tình”. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu tại sao người xưa lại nói như thế và ý nghĩa của câu nói này là gì.
Từ xưa đến nay, có một số ngôn ngữ văn học dân gian, ca dao tục ngữ thường chứa một số kiến thức và kinh nghiệm phong phú. Đó là một cách nói ví von có nội hàm sâu sắc và đáng suy ngẫm, mang tính giáo huấn văn hóa cao. Chính vì thế, người xưa đã để lại cho chúng ta rất nhiều kiến thức quý giá, có nội hàm nhân sinh sâu sắc.
Trong đó, có một loại hình thức khác được dân gian đặc biệt ưa chuộng, đó chính là tục lệ. Nhiều người khẳng định, đây là một nét văn hóa dân gian độc đáo được truyền từ đời này sang đời khác.
Thực tế, những câu nói này được gọi là thông tục bởi nó có văn phong dễ hiểu, nhưng nó cũng vô cùng hài hước và vui nhộn. Những câu nói này dù không thanh thoát như thơ Đường, thơ Tống nhưng vì nó thể hiện nhiều triết lý nhân sinh trong sự giản dị, mộc mạc. Do đó, những câu nói này có sức truyền bá rộng rãi trong nhân dân, đáng để mọi người học hỏi và rút kinh nghiệm.
Một trong số những câu nói phổ biến của người xưa phải kể đến câu: “Nghèo không đi đường thủy, giàu không nói chuyện ngoại tình”
Một trong số những câu nói phổ biến của người xưa phải kể đến câu: “Nghèo không đi đường thủy, giàu không nói chuyện ngoại tình”. Câu nói này chắc hẳn ít nhiều người từng nghe qua. Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa của câu nói này và tại sau cổ nhân lại rút ra quan niệm như thế.
Thực tế, theo nghĩa đen thì câu nói “Nghèo không đi đường thủy, giàu không nói chuyện ngoại tình” nhắc nhở mọi người khi nghèo thì không nên đi đường thủy, khi giàu có thì không nên ngoại tình. Thế nhưng, tại sao họ lại muốn nhắc nhở mọi người điều này?
Tại sao nói “nghèo không đi đường thủy”?
“Thủy” (nước) trong câu nói này không hoàn toàn chỉ đường sông nước, nó còn có nghĩa nhắc đến những hoạt động bất hợp pháp. Tại sao nghèo thì không nên đi đường thủy? Điều này bắt nguồn từ thực tế thời cổ đại.
Thời xưa, khi lũ lụt xảy ra, điều này không khác gì thảm họa khủng khiếp với những người dân thường. Vì thế, với tất cả các triều đại phong kiến thì việc quản lý lũ lụt luôn là vấn đề quan trọng hàng đầu.
Nó muốn nhắc nhở mọi người rằng, dù có nghèo khó cũng phải giữ vững lập trường, không nên mạo hiểm tham gia vào những hoạt động nguy hiểm, phi pháp để làm giàu bất chính
Bên cạnh đó, những người ngư dân sinh sống trên sông nước thời xưa thường vô cùng vất vả. Họ ngày cũng như đêm đều phải ra khơi đánh bắt trong khi tàu thuyền còn thô sơ, lạc hậu. Nếu như gặp thời tiết xấu, họ sẽ phải đối mặt với vô vàn điều hiểm nguy. Có rất nhiều ngư dân đã bị chôn vùi dưới biển sâu theo cách này. Vì thế, nếu họ không bất chấp nguy hiểm ra khơi thì đã không phải mất đi tính mạng như thế.
Câu nói này khi mở rộng ý nghĩa ra còn là một lời răn dạy giá trị hơn thế. Nó muốn nhắc nhở mọi người rằng, dù có nghèo khó cũng phải giữ vững lập trường, không nên mạo hiểm tham gia vào những hoạt động nguy hiểm, phi pháp để làm giàu bất chính. Nếu không cuối cùng, họ sẽ làm hại người khác và thậm chí là rước họa vào thân.
Tại sao nói “Giàu không nói chuyện ngoại tình”?
Ngoại tình ở trong câu nói này không chỉ đề cập đến mối quan hệ nam nữ không đúng mực mà còn mang ý nghĩa tương tự như “phú quý bất năng dâm”, có nghĩa là là phú quý không thể ham mê sắc dục, hư vinh.
Câu “giàu không nói chuyện ngoại tình” muốn nhắc nhở chúng ta hãy sống thanh đạm, mộc mạc khi giàu có, không nên tiêu xài quá đà và phung phí tiền bạc một cách tùy tiện
Đây chính là một trong những kinh nghiệm quý báu nhất của người xưa. Câu “giàu không nói chuyện ngoại tình” muốn nhắc nhở chúng ta hãy sống thanh đạm, mộc mạc khi giàu có, không nên tiêu xài quá đà và phung phí tiền bạc một cách tùy tiện. Thông thường, những người giàu không thể nào hiểu được nỗi khổ của người nghèo. Do đo, dù có của cải dồi dào, núi vàng núi bạc đầy nhà nhưng “miệng ăn thì núi lở”, nếu cứ ăn tiêu mù quáng, phung phí thì phú quý đến mấy cũng sẽ sớm tiêu tan.
Người xưa còn có câu nói rằng: “Từ đạm bạc thành xa hoa thì dễ, nhưng chuyển từ xa hoa sang đạm bạc lại khó”. Vì thế, dù đã giàu có thành đạt cũng nên giữ gìn cái tâm và nếp sống trong sạch; đừng để dục vọng chi phối, làm mờ mắt. Sống trên đời cần phải học được cách kiềm chế dục vọng của mình, kiên định với những gì mà mình đã chọn.
Càng giàu càng phải sống đúng mực, khiêm tốn và tiết kiệm. Đừng vội vàng “ngủ quên trên chiến thắng”, ngoài việc chăm lo cho bản thân và gia đình thì có thể dùng khả năng của mình để đóng góp, làm giàu cho xã hội.
Cuộc sống của người xưa có thể đơn giản hơn bây giờ rất nhiều, công nghệ cũng không tiện lợi, tiên tiến bằng công nghệ hiện đại, thế nhưng kinh nghiệm sống và sự thông minh mà cổ nhân chắt lọc, học hỏi được từ thực tế trong cuộc sống thực sự đáng khâm phục.
Cuộc sống của người xưa có thể đơn giản hơn bây giờ rất nhiều, nhưng kinh nghiệm sống và sự thông minh mà cổ nhân chắt lọc, học hỏi được từ thực tế trong cuộc sống thực sự đáng khâm phục
Do đó có thể nói rằng, câu nói “Nghèo không đi đường thủy, giàu không nói chuyện ngoại tình” của người xưa chính là một lời nhắc nhở sâu cay cho thế hệ mai sau: Dù nghèo khó thì không nên dùng bất cứ cách nào (đặc biệt là những việc làm bất chính) để có được của cải vô chính đáng; khi giàu thì không nên phung phí hoặc lãng phí tiền bạc, ăn chơi sa đọa hoặc để dục vọng che mắt.