XT18 | Cổ nhân dạy “Nhân sinh cần có 4 “không” để cuộc đời trôi chảy, viên mãn”: 4 không ở đây là gì?


Thứ bảy - 24/09/2022 01:25

Cổ nhân dạy “Nhân sinh cần có 4 “không” để cuộc đời trôi chảy, viên mãn”: 4 không ở đây là gì?

Đời người vốn ngắn ngủi, năm tháng hữu hạn, thay vì sống trong mắt người khác chi bằng hãy sống trong tim của chính mình. Thay vì khiến mình tủi thân để người khác vui lòng, chi bằng hãy bình thản và sống tự tại, vui vẻ.
Sống đừng phụ lòng mình, hãy sống như một cầu vồng đẹp nhất trên bầu trời rộng lớn kia. Bạn bè kết giao bằng ân huệ chỉ là ngắn ngủi tạm thời. Bạn bè kết giao bằng nhân phẩm mới là vĩnh cửu dài lâu.

Để cuộc đời viên mãn, trôi chảy, cổ nhân dạy rằng mọi người cần nắm giữ 4 “không”. Vậy 4 “không” ở đây có nghĩa là gì?

Thứ nhất, không nịnh bợ
Bất kỳ mối quan hệ nào mà bạn phải nỗ lực để làm hài lòng sẽ không tồn tại lâu dài. Việc duy trì nó cẩn thận cũng không phải là điều bình thường. Nếu họ thực sự yêu bạn, bạn sẽ không cần phải làm hài lòng họ. Những người mà bạn phải làm hài lòng, họ không hề yêu bạn như bạn tưởng.

Xem thêm:

Cổ nhân dạy “Tre mọc cạnh mộ thì phải rời mộ, trước mộ có hai vật thì phú quý”: Hai vật đó là 2 vật gì?

Cổ nhân dạy “Họa phúc từ miệng mà ra, kẻ ưa nịnh hót thật thà đừng mong”: Ăn nói kiểu này sớm muộn cũng rước họa vào thân

Cổ nhân dạy “Chén rỗng, thuyền rỗng, giỏ rỗng, bát rỗng, chai rỗng”: Chỉ người tài mới có thể hiểu được


Cuộc sống mệt mỏi lắm, đừng chỉ nhìn mặt người khác mà sống. Mỗi người đều có ý kiến của riêng mình, bạn không thể nào làm hài lòng tất cả mọi người. Mọi người có câu rằng: “Bạn không cần phải phí công theo đuổi theo một con ngựa, thay vào đó hãy dành thời gian trồng cỏ, đợi đến khi xuân về hoa nở có thể thu hút cả một bầy ngựa tốt. Khi đó, họ có thể tha hồ mà lựa chọn”.

 
Đừng quá để ý đến ánh mắt phán xét của người khác, chỉ có bạn mới có thể biết được nghị lực và hướng đi tương lai của mình. Ảnh minh họa

Đừng cố gắng lấy lòng người khác, cũng đừng sợ hãi phải trải qua khoảng thời gian thiếu vắng bạn bè. Hãy dành tâm sức vào việc nâng cao giá trị bản thân mình, đợi đến khi thời cơ chín muồi, người ta ắt sẽ tìm đến bạn. Đừng quá để ý đến ánh mắt phán xét của người khác, chỉ có bạn mới có thể biết được nghị lực và hướng đi tương lai của mình.

Thứ hai, không giải thích
Mỗi người đều có nỗi khổ của riêng mình. Chính vì thế, không cần thiết phải giảng giải cho mọi người nghe về nỗi khổ của mình. Trưởng thành đích thực là không cần nói đến sự đau khổ. Nước mắt hay lời tự thuật đều không thể thay đổi được kết cục của câu chuyện. Điều này giống như cát trong vỏ sò, nó sẽ tự tiêu và sau đó biến thành ngọc nếu kiên trì một cách âm thầm.

Giải thích về nỗi buồn chỉ khiến cho quá khứ lặp lại, rắc muối lên vết thương lòng của chính mình. Nếu cứ sống trong ký ức về quá khứ thì cuộc đời sẽ bỏ rơi bạn. Thay vào đó, con người cần phải hướng về tương lai.

Có người phụ nữ, sau khi chồng bị kết án, cô cũng bị buộc tội đồng lõa với kẻ thù. Một người phụ nữ yếu đuối trong lúc hoạn nạn giống như bèo trong mưa, không biết cô ấy đã phải chịu đựng khổ sở thế nào, cô ấy cũng không nói cho ai biết.

Sống ở đời, đừng hoảng sợ hay làm ầm ĩ mỗi khi gặp chuyện. Bạn có thể dễ dàng tìm ra lối thoát cho mình khi thực sự bình tĩnh. Khi gặp khó khăn, đừng biến mình thành người nghèo nhất thế giới. Đừng gặp ai cũng nói hết ra nỗi bất hạnh của bản thân. Chẳng ai có thể giúp được mình, chỉ khi tự vui lên thì mới giải quyết được vấn đề.

 
Khi còn trẻ, chúng ta luôn thích đi giải thích, sau này mới hiểu ra được rằng, sự giải thích của mình chưa chắc đã đổi được sự thấu hiểu. Ảnh minh họa

Một nhà văn nổi tiếng từng viết: “Lúc trước, luôn cố gắng đi giải thích, đi làm rõ tới cùng. Mỗi lúc như thế là do sợ hãi, sợ đắc tội với người khác, sợ mình bị hủy hoại, sợ hãi những cảm xúc cứ mãi lung lay như thế. Hiện tại không giải thích, không lý luận nhưng vẫn sợ, nhưng là sợ lãng phí thời gian quý báu của mình, sợ ảnh hưởng đến khát khao muốn tận hưởng cuộc sống của mình”.

Khi còn trẻ, chúng ta luôn thích đi giải thích, sau này mới hiểu ra được rằng, sự giải thích của mình chưa chắc đã đổi được sự thấu hiểu. Người hiểu bạn sẽ không cần phải giải thích, người không hiểu bạn thì sẽ không đáng để giải thích. Cứ làm tốt việc của mình, thời gian rồi sẽ chứng minh hết thảy.

Thứ ba, không miễn cưỡng
Sống ở đời, trước tiên hãy học cách yêu bản thân của mình trước khi yêu người khác. Đừng ép buộc bản thân phải khiến cho người khác hạnh phúc. Cuộc sống của mình còn bất hạnh thì quan tâm đến người khác còn nghĩa lý gì không?

Phần lớn cuộc đời mình, mọi người sống một cách đúng mực, buộc mình phải làm một số việc mà mình không muốn, thi thoảng mới có thể thả hồn để con người thật của mình được “xả hơi”.

Con người chẳng ai là hoàn hảo, thế nên đừng ép buộc bản thân. Hãy quên đi những việc thực sự không thể làm được, chỉ cần chăm chỉ là được. Không ép buộc người khác cũng là không ép buộc bản thân mình.

Đức Khổng Tử từng nói: “Đừng làm điều mình không muốn cho người khác”. Khi gặp những người bạn không thích, bạn không cần phải cố gắng thay đổi họ. Không cần phải quan tâm đến những thứ bạn không thể quen được, hãy sống theo nguyên tắc của mình. Cũng giống như một vị giáo sư từng nói: “Chúng ta hoàn toàn có thể sống là chính mình, sống có bản sắc riêng một chút, sống thật hơn một chút, đó mới là sự thiện đãi và chân thành với chính bản thân mình”.

Phần lớn cuộc đời mình, mọi người sống một cách đúng mực, buộc mình phải làm một số việc mà mình không muốn, thi thoảng mới có thể thả hồn để con người thật của mình được “xả hơi”. Ảnh minh họa

Đời người vốn ngắn ngủi, năm tháng hữu hạn, thay vì sống trong mắt người khác chi bằng hãy sống trong tim của chính mình. Thay vì khiến mình tủi thân để người khác vui lòng, chi bằng hãy bình thản và sống tự tại, vui vẻ.

Thứ tư, không cẩu thả
Trong cuộc sống, nếu bạn sợ hãi điều gì thì rất có thể sẽ phải đối diện với nó. Một số người cho rằng, sống cần phải có lễ nghĩa. Lễ nghĩa ở đây không phải là vật vờ hay xa hoa, nó là một loại trách nhiệm và một thái độ sống tích cực.

Nếu như bạn đánh lừa cuộc sống của mình, cuộc sống tự nhiên cũng sẽ đánh lừa bạn. Vạn vật vốn tương sinh. Khi bạn mang điều tốt đẹp vào cuộc sống, cuộc sống cũng sẽ đáp lại bạn điều tuyệt vời như thế.

Sống ở đời cần phải thật tinh tế. Những người không có mục tiêu và không có kế hoạch thường sẽ không cảm nhận được niềm vui cuộc sống. Đối với những người như thế, cuộc sống là nhiệm vụ hơn là tận hưởng. Một người không ôm chí lớn, chỉ muốn cẩu thả tồn tại qua ngày sẽ khó có tiền đồ, trong nội tâm của họ sẽ trở nên cằn cỗi, cả đời chỉ có thể sống mơ mơ hồ hồ.
CHIA SẺ:

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn:

Những tin cũ hơn:

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây