Lối vào đời ngay dưới chân mình

Thứ bảy - 26/05/2012 22:07
Lối vào đời ngay dưới chân mình
Vượt qua tật nguyền, Nguyễn Hồng Hà đã sống có ích cho bản thân và xã hội. Chàng trai trẻ bộc bạch: "Dù tật nguyền nhưng tôi luôn nghĩ lối đi vào đời ở ngay dưới chân mình".

 

Tốt nghiệp đại học loại ưu, hiện là chủ một doanh nghiệp nhỏ, tạo việc làm cho 50 lao động, Nguyễn Hồng Hà, chàng trai sinh năm 1980 ở xã Yên Sở, huyện Hoài Đức (Hà Tây) là một trong 5 cá nhân vinh dự được nhận giải thưởng mang tên ”Dải băng xanh” do Phòng Công nghiệp Thương mại Việt Nam và Hội trợ giúp những người tàn tật Việt Nam tổ chức.
Giải thưởng nhằm tôn vinh các doanh nghiệp và cá nhân có đóng góp trong việc tạo việc làm cho người tàn tật.
Vượt qua tật nguyền, Nguyễn Hồng Hà đã sống có ích cho bản thân và xã hội. Chàng trai trẻ bộc bạch: "Dù tật nguyền nhưng tôi luôn nghĩ lối đi vào đời ở ngay dưới chân mình".
Lên 2 tuổi, sau trận sốt, Hà bị tật nguyền, đôi chân đi lại rất khó khăn. Nhưng suốt 12 năm học phổ thông, anh luôn là học sinh giỏi xuất sắc. Với quyết tâm cao, Hà đã tự ôn và thi đỗ điểm cao vào trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội. 4 năm học đại học là thời gian đầy thử thách. May mắn có được chiếc xe ba bánh để đến trường, nhưng với anh, quãng đường dài trên 30 km từ nhà đến trường thật không đơn giản.
Năm 2004, Hà tốt nghiệp đại học loại ưu. Không đành lòng ngồi nhà để cha mẹ nuôi, anh xin vào làm việc tại Công ty sản xuất, chế tác đá quí của người tàn tật ở Thái Bình. Sau hơn 1 năm làm việc, tích lũy được một số vốn, anh trở về quê và quyết định mở xưởng may, thành lập Công ty may TNHH Hồng Hà.
Buổi đầu, Hà gặp rất nhiều khó khăn. Cha mẹ, anh chị em lo ngại vì sẽ rất khó cạnh tranh với rất nhiều công ty lớn khác.
Hà tâm sự: "Làm kinh tế không dễ chút nào, nhất là với một người tật nguyền'. Nhưng nhờ sử dụng thành thạo tiếng Anh, giữ chữ "tín" nên cơ sở của Hà đã có nhiều hợp đồng, được khách hàng tin tưởng. Những lúc khó khăn, Hà luôn tự động viên mình “không được nản'.
Công ty không chỉ là niềm vui mà còn tạo nguồn sống và việc làm cho gần 50 con người. Công nhân của công ty luôn có mức thu nhập ổn định từ 600.000 đồng - 1.000.000 đồng/tháng trở lên.
Tiếng lành đồn xa, tháng 4/2008, Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi Hà Tây đã hỗ trợ kinh phí để Hà mở tiếp lớp dạy nghề may cho người tàn tật trên địa bàn tỉnh. Anh dự định sẽ tiếp tục mở rộng công ty để thu hút trên 100 công nhân vào làm việc trong thời gian tới.
 

 

Nguồn tin: Theo TTXVN


 

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 4 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Chuyển giao diện: Tự động Máy Tính