Con người hiện đại hoàn toàn không đánh giá giá trị của con người theo tiêu chuẩn vật chất, mà phương thức sống của con người rất phong phú đa dạng, không phải cứ người giàu là sung sướng, người nghèo là khổ sở, hạnh phúc của đời người nhiều khi không liên quan gì tới giàu nghèo cả.
Trong ngôn ngữ thông thường, “người nghèo” là một từ nhiều khi được dùng cho những khái niệm rất mơ hồ. Loại xe ôtô giá rẻ được gọi là “ô tô của người nghèo”. Trong giải bóng đá seri A của nước Ý, đội yếu thắng đội mạnh được gọi là “thắng lợi của người nghèo” trên phố đang lưu hành sự phối hợp giữa các mốt rất thời thượng và bình dân gọi là “mốt thời thượng của người nghèo”. Tóm lại, người ít tiền là người nghèo, người nhiều tiền cũng có thể gọi là người nghèo, chỉ có bạn không tự nhận là người giàu mà thôi.
Trong bối cảnh vật chất tương đối phong phú hiện nay, khái niệm người nghèo, người giàu đã không có sự khác biệt kiểu “người giàu thịt để thối, người nghèo chết đói bên đường” nữa. Rất nhiều khi, bạn không thể từ vẻ bên ngoài mà phán đoán được họ là người giàu hay người nghèo, Bill Gate thường ăn mặc bình thường, còn người làm công ở các thành phố lớn lại thường ăn mặc comple rất mốt.
Khái niệm về người giàu, người nghèo cần phải được phân định lại, không phải người sống dưới mức no đủ mới gọi là người nghèo.
Nghèo và giàu đều là tương đối, một viên chức “cổ cồn” làm việc cho một công ty vốn nước ngoài đầu tư với lương tháng 3000 đồng vẫn cảm thấy khó khăn, còn một người về hưu tuy lương hưu chỉ 1000 đồng một tháng nhưng lại rất thỏa mãn với cuộc sống của mình. Rất nhiều khi giàu và nghèo chỉ là một thứ cảm giác, ở khu vực giàu có, một người dù có cả nhà, xe hơi (mà đa phần là mua bằng khoản tiền vay) có thể vẫn thuộc lớp người thu nhập thấp, ngày ngày vẫn phải chạy vạy cho cuộc sống. Nhưng ở những vùng khó khăn, nếu có được như điều kiện trên cũng đã là niềm ao ước của nhiều người rồi.
Người có thu nhập càng cao càng cảm thấy mình nghèo, điều này không phải là chuyện hoang đường bởi thu nhập càng cao thì khoản chi cũng càng cao, làm cho thu không đủ chi người có thu nhập càng cao thường nhìn mình cao hơn, luôn cảm thấy giá trị của bản thân mình chưa tương xướng, còn phải cao hơn nữa nên đương nhiên họ cũng kêu nghèo. Đài truyền hình Trung ương đã có một cuộc điều tra, phần lớn người có thu nhập dưới 1000 đồng tháng luôn cho rằng cuộc sống của mình đã đạt tới bậc trung lưu rồi còn một bộ phận có thu nhập vượt quá con số 3000-5000 đồng tháng lại tự cho rằng mức sống của mình cón cách tiêu chuẩn trung lưu rất xa.
Trung lưu chỉ là tầng lớp cơ bản của cuộc sống. Một tổ chức có uy tín của Trung Quốc đã đưa ra hai tiêu chuẩn để định nghĩa việc này, một là GDP bình quân đầu người đạt 800USD và hai là chi phí cho thực phẩm thấp hơn 50% tổng thu nhập trong gia đình.
Xem ra giữa người nghèo và người giàu có tham số để đối chiếu rất đơn giản, những ai còn phải lo lắng chuyện ăn uống thì người đó là người nghèo, và người giàu cuộc sống mới thực sự là cuộc sống, còn với người nghèo chỉ sự sinh tồn mà thôi. Với những người đặc biệt nghèo khó mà nói, sẽ chẳng có ý nghĩa thực tế gì lớn nếu thăm dò họ bằng câu “Vì sao anh là người nghèo” bởi họ không có sức thay đổi hiện trạng, nhận thức về giàu nghèo với họ đều có được từ kinh nghiệm sống có hạn của mình, đó là căn cứ vào số lượng đã có những nhu yếu phẩm cần thiết cho đời sống để phán đoán sự giàu nghèo. Mà người nghèo ở thành phố hoặc ở các vùng giàu có, vấn đề ngày ba bữa ăn không phải là vấn đề lo lắng, mà vấn đề đáng lo là phát triển.
Người giàu chẳng vinh quang, mà người nghèo cũng chẳng có gì phải hổ thẹn.
Con người hiện đại hoàn toàn không đánh giá giá trị của con người theo tiêu chuẩn vật chất, mà phương thức sống của con người rất phong phú đa dạng, không phải cứ người giàu là sung sướng, người nghèo là khổ sở, hạnh phúc của đời người nhiều khi không liên quan gì tới giàu nghèo cả.
Nghèo thế nào mới là người nghèo? Giàu mức nào mới gọi là người giàu? Liệu có một chuẩn đo lường cụ thể không? Bàn về vấn đề giàu nghèo nhiều khi chỉ là một sự phân tích tâm lý, trong cùng một môi trường xã hội, vì sao bạn là người nghèo? Hoặc vì sao cảm thấy mình là người nghèo? Ai cũng có thể tự hỏi mình được. Còn ta? Vì sao ta là người nghèo.
Xem thêm địa điểm đầu tư bất động sản công nghiệp.